Trò chuyện
Tắt thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Quạ Xám
Đại Sảnh Kết Giao
Chat Tiếng Anh
Trao đổi học tập
Trò chuyện linh tinh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 21. Cấu trúc hạt nhân trang 70, 71, 72 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức

Đánh dấu (x) vào các cột (đúng) hoặc (sai) tương ứng với các nội dung trong bảng dưới đây

Cuộn nhanh đến câu

21.1

Đánh dấu (x) vào các cột (đúng) hoặc (sai) tương ứng với các nội dung trong bảng dưới đây

Nội dung

Đúng

Sai

Hạt nhân mang điện tích dương, có khối lượng gần bằng khối lượng nguyên tử chứa nó nhưng kích thước nhỏ hơn kích thước nguyên tử cỡ 104 lần.

 

 

Hạt nhân mang điện tích dương, có khối lượng nhỏ hơn khối lượng nguyên tử chứa nó rất nhiều và kích thước nhỏ hơn kích thước nguyên tử cỡ 103 lần.

 

 

Đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là amu; 1 amu có giá trị 112 bằng khối lượng nguyên tử của đồng vị 126C; 1 amu ≈ 1,66054.10-27 kg.

 

 

Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các hạt nucleon và electron.

 

 

Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các hạt nucleon.

 

 

Có hai loại nucleon là proton mang điện tích +le và neutron trung hoà về điện. Các nucleon có khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu.

 

 

Kí hiệu hạt nhân AZX, trong đó X, A, Z lần lượt là kí hiệu hoá học nguyên tố, số khối và số hiệu nguyên tử.

 

 

Các nucleon nằm sát nhau và không chồng lấn vào nhau. Có thể coi hạt nhân nguyên tử như một quả cầu bán kính R; R phụ thuộc vào tổng số hạt nucleon A theo công thức gần đúng: R=1,21015A13(m)

 

 


21.2

Hạt nhân nguyên tử gồm

A. electron và proton.                                        

B. neutron và proton.

C. neutron và electron.                                       

D. electron và pozitron


21.3

Các nguyên tử là nguyên tử đồng vị khi hạt nhân của chúng nó

A. cùng số proton.                                             

B. cùng số neutron.

C. cùng số neutron.                                           

D. cùng khối lượng.


21.4

Hạt nhân 3115P

A. 31 proton và 15 neutron.                               

B. 16 proton và 15 neutron.

C. 15 proton và 16 neutron.                               

D. 31 neutron và 15 proton.


21.5

Hạt nhân nguyên tử 4119K gồm

A. 19 proton và 41 nơtron.                                

B. 19 proton và 22 neutron.

D. 22 proton và 19 neutron.                               

C. 41 proton và 19 neutron.


21.6

Có 22 neutron trong đồng vị 42Ca. Số proton trong đồng vị 40Ca là

A. 28.                             

B. 26.                             

C. 24.                             

D. 20.


21.7

Cho số Avogadro NA = 6,02.1023 mol-1. Số neutron có trong 3,5 g carbon 146C có giá trị bằng

A. 3,01.1023.                  

B. 6,02.1023.                   

C. 9,03.1023.                   

D. 12,04.1023.


21.8

Cho khối lượng các nguyên tử oxygen và hydrogen lần lượt là 15,999 amu; 1,0078 amu. Số nguyên tử oxygen có trong 5 g nước xấp xỉ bằng

A. 1,67.1023.                  

B. 1,51.1023.                   

C. 6,02.1023.                   

D. 3,34.1023.


21.9

Xác định giá trị gần đúng bán kính của hạt nhân 23892U.. Hạt nhân 23892Ucó thể tích lớn gấp thể tích của hạt nhân 42Hekhoảng mấy lần?


21.10

Đánh giá kích thước hạt nhân bằng thí nghiệm tưởng tượng sau: Khi cho một quả bóng lăn theo hướng ngẫu nhiên vào một dãy các quả bóng có đường kính a = 25 cm được gắn chặt cách đều nhau một khoảng cách không đổi là b = 50 cm (Hình 21.1) thì có thể tính được xác suất xảy ra va chạm giữa quả bóng chuyển động với một trong những quả bóng đứng yên rồi bật trở lại gần đúng là: Pbật=ab=50%.Còn xác suất quả bóng chuyển động đi xuyên qua dãy các quả bóng đứng yên là Pxuyên = 1 – Pbật = 50%. Nếu đường kính a của tất cả các quả bóng bằng 5 cm thì hai xác suất trên sẽ lần lượt là Pbật = 5% và Pxuyên = 95%, và nếu a = 5 mm thì hai xác suất này sẽ chỉ còn lần lượt là Pbật = 0,5% và Pxuyên = 99,5%.

Hãy dựa vào sự tượng tự của thí nghiệm tưởng tượng trên với thí nghiệm của Rutherford bằng cách coi a là kích thước của hạt nhân nguyên tử vàng, coi b là kích thước của nguyên tử vàng, coi Pbật là tần suất đốm sáng ở vị trí 3 và pxuyên là tần suất đốm sáng ở trị trí 1, để chứng tỏ rằng thí nghiệm của Rutherford cho thấy kích thước hạt nhân nguyên tử chỉ bằng khoảng 110000 kích thước của nguyên tử, và điều này phù hợp với sự so sánh kích thước đã nêu trong thí nghiệm của Rutherford được nêu trong SGK.


21.11

Người ta gọi khối lượng nguyên tử của một nguyên tố hoá học là khối lượng trung bình của một nguyên tử chất đó (tính theo đơn vị amu). Vì trong một khối chất hoá học trong thiên nhiên bao giờ cũng chứa một số đồng vị của chất đó với những tỉ lệ xác định, nên khối lượng nguyên tử của một nguyên tố hoá học không bao giờ là một số nguyên, trong khi đó số A của một hạt nhân bao giờ cũng là một số nguyên. Neon thiên nhiên có ba thành phần là 2010Ne;2110Nevà 2210Ne; trong đó thành phần 2110Nechỉ chiếm 0,26%, còn lại chủ yếu là hai thành phần kia. Khối lượng nguyên tử của neon là 20,179 amu. Tính tỉ lệ phần trăm của các thành phần 2010Nevà 2210Ne.


21.12

Khí chlorine là hỗn hợp của hai đồng vị bền là 35Cl có khối lượng nguyên tử 34,969 amu, hàm lượng 75,4% và 37Cl có khối lượng nguyên tử 36,966 amu, hàm lượng 24,6%. Tính khối lượng nguyên tử của nguyên tố hoá học chlorine


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về đường đi và yếu tố ảnh hưởng. Các loại đường đi phổ biến và công cụ đo đường đi. Ứng dụng của đường đi trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về dạng cong và vai trò của nó trong hình học học hình. Loại dạng cong cơ bản như dạng cong đường thẳng và dạng cong đường tròn. Các tính chất hình học và toán học của dạng cong. Ứng dụng của dạng cong trong thực tế và phương pháp vẽ dạng cong bằng tay, công cụ đồ họa và phần mềm vẽ.

Khái niệm về Zigzag - Tính chất và ứng dụng của Zigzag trong thiết kế và công nghiệp

Khái niệm về Hằng số

Khái niệm về thay đổi

Khái niệm về chuyển động, định luật Newton và các loại chuyển động cơ bản.

Khái niệm cơ bản: Tầm quan trọng và ứng dụng trong học thuật và cuộc sống

Giới thiệu về bài toán liên quan, định nghĩa và các loại bài toán liên quan phổ biến. Bài học này giới thiệu về bài toán liên quan và các loại bài toán phổ biến. Bài toán liên quan là lĩnh vực quan trọng trong khoa học và công nghệ. Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về định nghĩa và sự quan trọng của bài toán liên quan. Các loại bài toán liên quan phổ biến bao gồm: tương quan, hồi quy, phân loại và gom cụm. Bài học này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về các loại bài toán liên quan.

Đồ thị vận tốc thời gian - Định nghĩa và khái niệm cơ bản | Các thành phần và phân tích | Ứng dụng trong vật lý và kỹ thuật ô tô

Khái niệm phân tích chuyển động

Xem thêm...
×