Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 7. Em khám phá bản thân trang 36, 37, 38, 39 SGK Đạo đức 3 Cánh diều

Tham gia trò chơi Đoán người bạn bí mật. Cách chơi: Lắng nghe thầy cô miêu tả về những người bạn bí mật và đoán xem người bạn bí mật đó là ai.

Cuộn nhanh đến câu

Khởi động

Tham gia trò chơi Đoán người bạn bí mật.

Cách chơi: Lắng nghe thầy cô miêu tả về những người bạn bí mật và đoán xem người bạn bí mật đó là ai.

Đạo đức lớp 3 trang 36 Khởi động


Khám phá - 1

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

Đạo đức lớp 3 trang 37 Khám phá

Các bạn trong mỗi bức tranh có điểm mạnh, điểm yếu nào?


Khám phá - 2

Vẽ bức chân dung của em và viết ra.

- Ba điều em có thể làm tốt nhất.

- Ba điều em cần cố gắng để làm tốt hơn.


Khám phá - 3

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.

CUỘC ĐUA CỦA THỎ VÀ RÙA

Trong cuộc đua đầu tiên giữa Thỏ và Rùa, vi chủ quan nên Thỏ đã thua Rùa. Vẫn nuôi hi vọng thi đấu lại, Thỏ nói với Rùa:

- Anh Rùa à, lần trước do tôi ngủ quên nên mới thua anh. Mình tranh tài lại nào. Đường đua anh cứ chọn.

Rùa suy nghĩ rồi đáp:

- Tôi đồng ý!

Sau đó, Rùa dẫn Thỏ đến đường đua đã chọn. Thật bất ngờ, đường đua Rùa chọn là phải vượt qua một dòng sông.

Cuộc đua bắt đầu, dù chậm chạp nhưng Rùa vẫn bơi qua sông còn Thỏ không thể về đích.

Rùa nhẹ nhàng nói với Thỏ:

- Bạn sẽ thắng nếu tìm đúng điểm mạnh của mình. Cố gắng lên, bạn nhé!

 Đạo đức lớp 3 trang 37 Khám phá

(Phỏng theo 50 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Đồng Nai, 2010)

a. Vì sao Rùa là người chiến thắng trong lần thi đấu lại?

b. Vì sao chúng ta cần biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?


Luyện tập - 1

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?

a. Cô giáo cần một bạn thay mặt lớp phát biểu trước toàn trường vào giờ chào cờ. Lan xung phong vì biết điểm mạnh của mình là khả năng nói trước đám đông.

b. Đạt không tự tin khi gặp người lạ. Mẹ khuyên Đạt nên tham gia câu lạc bộ để mạnh dạn hơn. Đạt từ chối không tham gia.


Luyện tập - 2

Xử lí tình huống.

- Tình huống 1: Em và Thành là bạn thân. Trường tổ chức cuộc thi hát. Thành rủ em tham gia cùng. Tuy nhiên, em nghĩ hát lại chính là điểm yếu của mình.

- Tình huống 2: Trường em tổ chức Hội khỏe Phù Đổng. Các bạn động viên em tham gia môn cờ vua, nhưng em lại đá cầu rất tốt.

Em sẽ ứng xử như thế nào trong những tình huống trên?


Vận dụng - 1

Đóng vai phóng viên nhí phỏng vấn điểm mạnh và điểm yếu của em và bạn.

Đạo đức lớp 3 trang 39 Vận dụng

Gợi ý:

- Điểm mạnh của bạn là gì?

- Đâu là điều bạn cần cố gắng?


Vận dụng - 2

Chia sẻ với bạn những hoạt động em có thể tham gia phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của em.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về loại sự ăn mòn, định nghĩa và phân loại các loại sự ăn mòn. Sự ăn mòn hóa học, điện hóa và cách phòng tránh và điều trị sự ăn mòn.

Khái niệm về ăn mòn

Khái niệm về biến đổi thành phần

Di chuyển ion trong hóa học: Khái niệm, cơ chế và ứng dụng. Mô tả cơ chế di chuyển ion qua các môi trường khác nhau, giải thích hiện tượng điện hóa và các ứng dụng của di chuyển ion trong đời sống và công nghiệp.

Định nghĩa về di chuyển phân tử và yếu tố ảnh hưởng Thuyết va chạm và mối liên quan đến di chuyển phân tử Các phương pháp di chuyển phân tử: nhiệt động, áp suất, điện trường Ứng dụng của di chuyển phân tử trong đời sống, khoa học và công nghệ.

Khái niệm về phá vỡ các liên kết hóa học, định nghĩa và cách thức xảy ra trong phản ứng hóa học. Phân loại các phản ứng phá vỡ liên kết và cơ chế của phá vỡ liên kết hóa học. Ứng dụng của phá vỡ liên kết hóa học trong đời sống và công nghiệp.

Giảm độ bền: Định nghĩa và nguyên nhân gây ra giảm độ bền của vật liệu. Hình thức giảm độ bền và cách đo độ bền của vật liệu. Các biện pháp tăng cường độ bền của vật liệu.

Khái niệm về thời gian bảo quản và tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày và ngành công nghiệp thực phẩm.

Khái niệm về duy trì độ bền

Khái niệm về ẩm mòn hóa học - Định nghĩa và yếu tố ảnh hưởng

Xem thêm...
×