Chủ đề 3. Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á
Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á lịch sử - Kết nối tri thức 11
Bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam lịch sử - Kết nối tri thức 11 Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á lịch sử - Kết nối tri thức 11Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á lịch sử - Kết nối tri thức 11
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 13 dưới đây.
Bài tập 1 - 1
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 13 dưới đây.
Cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 - 1829) trong cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha ở Phi-líp-pin là
A. cuộc khởi nghĩa của Bô-ni-pha-xi-ô.
B. cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô.
C. cuộc khởi nghĩa của La-pu-la-pu.
D. cuộc khởi nghĩa của Hô-xê Ri-dan.
Bài tập 1 - 2
Từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại kế hoạch nào của thực dân Pháp?
A. Kế hoạch đánh lâu dài.
B. Kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm.
C. Kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
D. Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh".
Bài tập 1 - 3
Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Cam-pu-chia trong những năm 1861 - 1892 là
A. A-cha Xoa.
C. Com-ma-đam.
B. Pu-côm-bộ.
D. Hoàng thân Si-vô-tha.
Bài tập 1 - 4
Cuộc khởi nghĩa nào của Cam-pu-chia thể hiện của sự đoàn kết chiến đấu giữa Cam-pu-chia với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp?
A. Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa.
B. Cuộc khởi nghĩa của Com-ma-đam.
C. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bộ.
D. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.
Bài tập 1 - 5
Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Miến Điện.
C. Bru-nây.
D. Việt Nam.
Bài tập 1 - 6
Năm 1945, ba nước ở Đông Nam Á lần lượt tuyên bố độc lập là
A. Việt Nam, Phi-líp-pin, Lào.
B. Phi-líp-pin, Lào, Việt Nam.
C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
D. Miến Điện, Lào, Việt Nam.
Bài tập 1 - 7
Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945?
A. Phong trào theo xu hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.
B. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến phát triển mạnh.
C. Giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị.
D. Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh - xu hướng vô sản.
Bài tập 1 - 8
Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập tự chủ.
B. nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nước công nghiệp.
C. thành lập và mở rộng hiệp hội khu vực ASEAN.
D. trở thành khu vực hoà bình, hợp tác và hữu nghị.
Bài tập 1 - 9
Trong giai đoạn đầu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào?
A. Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.
B. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
C. Chiến lược hiện đại hoá nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu.
D. Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bài tập 1 - 10
Năm nước thành viên ban đầu sáng lập tổ chức ASEAN bao gồm
A. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a.
B. Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.
C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
D. Bru-nây, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma.
Bài tập 1 - 11
Hiện nay, tổ chức ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?
A. 5 thành viên.
B. 7 thành viên.
C. 9 thành viên.
D. 10 thành viên.
Bài tập 1 - 12
Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là nền kinh tế
A. lớn thứ tư thế giới với GDP đạt khoảng 3 500 tỉ USD (2018).
B. lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 3 000 tỉ USD (2018).
C. lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 3 500 tỉ USD (2018).
D. lớn thứ sáu thế giới với GDP đạt khoảng 3 000 tỉ USD (2018).
Bài tập 1 - 13
Quốc gia ở Đông Nam Á đã trở thành "con rồng" kinh tế của châu Á là
A. Ma-lai-xi-a.
C. Phi-líp-pin.
B. In-đô-nê-xi-a.
D. Xin-ga-po.
Bài tập 2
Hãy lập và hoàn thành bảng các giai đoạn phát triển chính cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975
Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1920 |
Từ 1920 - 1945 |
Từ 1945 - 1975 |
Bài tập 3 - 3.1
Quan sát hình bên, em hãy:
3.1 ho biết đây là biểu tượng của tổ chức nào ở khu vực Đông Nam Á? Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức này là gì?
Bài tập 3 - 3.2
Ghép hình ảnh Quốc kì của các nước với mốc thời gian phù hợp để hoàn thiện nội dung về quá trình gia nhập ASEAN của các nước Đông Nam Á.
Bài tập 4 - 4.1
Quan sát hình bên, em hãy:
4.1 Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình.
Bài tập 4 - 4.2
Cho biết vai trò của nhân vật này trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a.
Bài tập 5
Tìm hiểu, sưu tầm thông tin từ sách, báo và internet về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập, hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về sự nỗ lực vươn lên của các nước Đông Nam Á.
Bài tập 6
Có ý kiến cho rằng: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế, văn hoá của các nước Đông Nam Á, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy lấy ví dụ để chứng minh cho quan điểm của em.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365