Chủ đề 6. Quản lí thu, chi trong gia đình - SBT KTPL 12 Cánh diều
Bài 7. Quản lí thu, chi trong gia đình - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều
Bài 7. Quản lí thu, chi trong gia đình - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều
Việc sử dụng các khoản thu và chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần các thành viên sao cho phù hợp với các nguồn thu nhập là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
Câu 1
Việc sử dụng các khoản thu và chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần các thành viên sao cho phù hợp với các nguồn thu nhập là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quản lí nhu cầu của gia đình.
B. Quản lí kinh tế trong gia đình.
C. Quản lí tài chính cá nhân.
D. Quản lí thu chi trong gia đình.
Câu 2
Thói quen chi tiêu hợp lí trong gia đình là
A. chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với tình hình tài chính của gia đình.
B. chi tiêu quá mức so với khả năng tài chính của gia đình.
C. mua sắm theo cảm xúc, lãng phí tiền bạc cho những khoản chi không cần thiết.
D. chỉ tiêu không có kế hoạch, không có mục tiêu tài chính rõ ràng.
Câu 3
Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về các nguyên tắc quản lí chi tiêu trong gia đình?
A. Xác định rõ mục tiêu tài chính trên cơ sở thu nhập của gia đình.
B. Phân bổ tài chính cho các khoản chi tiêu, đặt giới hạn chi tiêu.
C. Tạo lập quỹ dự phòng, tiết kiệm thường xuyên.
D. Khi ngân sách thay đổi vẫn giữ nguyên kế hoạch chi tiêu như cũ.
Câu 4
Theo em, để lập kế hoạch quản lí thu, chi, mỗi gia đình cần phải thực hiện những việc nào dưới đây? Vì sao?
A. Xác mục tiêu tài chính trong gia đình.
B. Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình.
C. Thống nhất các khoản chỉ thiết yếu, không thiết yếu.
D. Thống nhất các khoản chỉ sao cho chỉ lớn hơn thu.
E. Thực hiện các khoản thu, chỉ theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá điều chỉnh kế hoạch (nếu có).
Câu 5
Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai? Vì sao ?
A. Chi tiêu có kế hoạch là việc xác định các nhu cầu cần chỉ tiêu sao cho cân đối với thu nhập.
B. Các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn có mức thu nhập và chỉ tiêu như nhau.
C. Quản lí thu, chỉ hợp lí giúp các hộ gia đình có tiền tích luỹ để chỉ cho các trường hợp bất trắc có thể xảy ra hoặc phát triển kinh tế gia đình.
D. Học sinh phụ giúp bố mẹ làm các công việc nội trợ là một cách gián tiếp để tăng thu nhập cho gia đình.
Câu 6
Em hãy nhận xét việc quản lí thu, chi trong gia đình ở mỗi trường hợp dưới đây
a. Từ khi lập kế hoạch thu, chi, vợ anh M cắt giảm tất cả các khoản chỉ tiêu và không bàn bạc với chồng về chi tiêu trong gia đình.
b. Gia đình anh T đề ra mục tiêu tài chính cao hơn so với khả năng thực hiện để có động lực cố gắng.
c. Chị S có thói quen ghi chép nhật kí chỉ tiêu hằng ngày để kiểm soát chi tiêu của gia đình cho hiệu quả hơn.
d. Mỗi tháng bố mẹ cho V một số tiền để tiêu, mỗi lần chỉ tiêu V đều suy nghĩ xem khoản chỉ đó có cần thiết hay không.
e. Gia đình bạn N thường xuyên tính toán thu nhập và chỉ tiêu, xác định các nhu cầu cần chi tiêu sao cho cân đối với thu nhập.
Câu 7
Đọc thông tin
Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật mà gia đình nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Các khoản thu nhập của gia đình bao gồm: tiền lương, tiền công tiền lãi kinh doanh, tiền tiết kiệm, các khoản tiền trợ cấp xã hội... Thu nhập của gia đình có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau: từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được cho, tặng.
Chỉ tiêu của gia đình là các khoản chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình. Các khoản chi tiêu chính của mỗi gia đình thường bao gồm chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu, nhu cầu cá nhân và mục tiêu tà chính của gia đình.
Quản lí thu, chi trong gia đình là một yếu tố quan trọng để duy trì và đảm bảo sự ổn định tài chính của gia đình. Quản lí thu, chỉ một cách hợp lí giúp mỗi gi đình có cái nhìn tổng quan về tài chính và từ đó có thể kiểm soát chi tiêu của gia đình sao cho cân đối với thu nhập; giúp cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, tránh lãng phi, nhờ đó có thể tăng tiết kiệm, dự trữ tài chính để thực hiện cá mục tiêu tài chính của gia đình, chủ động ứng phó với các sự cố hoặc tỉnh huốn bất ngờ phát sinh (chi phí y tế, mất việc làm,...). Quản lí thu, chỉ cũng giúp mì gia đình xác định được sự ưu tiên cho các mục tiêu tài chính, nhờ kiểm soát đưng thu, chỉ, mỗi gia đình có thể xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, di hạn để từ đó lập kế hoạch chi tiêu phù hợp.
a) Từ thông tin trên, em hãy vẽ sơ đồ mô tả các khoản thu nhập và các khoả chi tiêu trong gia đình.
b) Em hãy chứng minh sự cần thiết của việc quản lí thu, chi trong gia đình.
Câu 8
Gia đình bạn H có 4 thành viên: bố, mẹ, chị gái và H. Bố của H là kĩ sư, chị g là nhân viên bán hàng, mẹ của H đã nghỉ hưu. Hiện nay, mẹ của H trồng rau sạch và chăn nuôi tại trang trại của gia đình. Những ngày được nghỉ học, H cũng phụ mẹ chăm vườn rau. Hằng tháng, mẹ của H còn có lương hưu và gia đình có tiền lãi gửi tiết kiệm. Thu nhập của các thành viên tạo thành ngân sách của gia đình được phân bổ hợp lí cho các khoản chi khác nhau như chi tiêu cho nhu cầu thị yếu, nhu cầu cá nhân của mỗi thành viên và mục tiêu tài chính của gia đình. Các thành viên trong gia đình H cùng thống nhất cách quản lí thu, chỉ theo nguyên tắ đảm bảo tổng số tiền chỉ không vượt quá tổng số tiền thu; xác định và ưu tiên các khoản chi quan trọng; đặt mục tiêu tiết kiệm hằng tháng
a) Từ trường hợp trên, em hãy cho biết gia đình bạn H có những nguồn thu nhập nào.
b) Theo em, những nguyên tắc mà gia đình bạn I thực hiện có phải là quản lí thu, chi trong gia đình không? Vì sao?
Câu 9
Đọc các trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1. Trước đây, gia đình chị D thường chỉ tiêu không kiểm soát, không có mục tiêu tài chính rõ ràng, thu nhập bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu. Những mâu thuẫn về tài chính trong gia đình cũng bắt đầu nảy sinh. Khi được chuyên gia tư vấn, vợ chồng chị D nhận ra những sai lầm trong thói quen chi tiêu của mình và bắt đầu học cách quản lí thu, chỉ trong gia đình. Sau một thời gian thực hiện, cuộc sống của gia đình chị đã ổn định hơn và từ đó các mục tiêu tài chính của gia đình cũng dần được thực hiện.
Trường hợp 2. Gia đình anh T có thu nhập cao nhưng ít quan tâm đến việc quản lí thu, chỉ trong gia đình. Trong khi gia đình anh H luôn xác định đúng mức nhu cầu chỉ tiêu của các thành viên, tính toán, cân đối các chi phí cố định và các khoản phát sinh đột ngột, thì gia đình anh T chi tiêu lãng phí, không kiểm soát. Thấy gia đình anh H luôn chủ động trong kế hoạch chi tiêu, đạt được các mục tiêu tải chính, lại còn có tiền tiết kiệm và đầu tư cho con cái học hành, gia đình anh T rất nể phục và đã thay đổi thói quen chi tiêu cũng như cách quản lí thu, chi trong gia đình mình.
a) Em hãy đánh giá thói quen chi tiêu của gia đình chị D trong trường hợp 1.
b) Em hãy chứng minh rằng việc quản lí thu, chi trong gia đình sẽ giúp các gia đình điều chỉnh được thói quen chi tiêu và đạt được các mục tiêu tài chính.
c) Em hãy nhận xét việc quản lí thu, chi của các gia đình trong trường hợp 2.
d) Theo em, quản lí thu, chi hợp lí sẽ mang lại lợi ích gì cho các hộ gia đình?
Câu 10
Sau khi kết hôn, vợ chồng anh P sinh được 2 người con, các khoản chi tiêu ngày càng nhiều hơn nên vợ chồng anh thường xuyên bàn bạc, tính toán thu, chỉ hằng tháng sao cho hợp lí. Đầu tiên là xác định các mục tiêu tài chính của gia đình, căn cứ vào thu nhập, vợ chồng anh đặt ra mục tiêu ngắn hạn là mỗi tháng tiết kiệm được 5 triệu đồng; mục tiêu dài hạn trong 3 năm tới là có một khoản tiền để sửa nhà. Để đạt được mục tiêu đó, vợ chồng anh đã theo dõi và kiểm soát thu, chỉ hẳn tháng nhằm biết rõ số tiền được chỉ là bao nhiêu và sẽ chỉ cho những khoản
Bảng dưới đây cho thấy các khoản thu, chỉ mỗi tháng của gia đình anh P:
- Thu nhập/tháng (lương, thưởng, làm thêm): 22 triệu đồng.
- Chi tiêu thiết yếu:
+ Tiền ăn uống: 8 triệu đồng.
+ Điện, nước, điện thoại: 1 triệu đồng.
+ Đi lại: 1 triệu đồng.
+ Tiền học: 4 triệu đồng.
+ Tiêu vặt: 1 triệu đồng.
– Chi phát sinh: 2 triệu đồng.
– Tiết kiệm: 5 triệu đồng.
Sau khi tính toán các khoản thu, chỉ, gia đình anh thiết lập nguyên tắc thu, chi sao cho chỉ không lớn hơn thu, phân bố theo tỉ lệ khoảng 68% cho chi tiêu thị yếu; 9% cho các khoản phát sinh và khoảng 23% cho tiết kiệm. Và cuối cùng, cả phải tuân thủ kế hoạch thu, chỉ đã được đề ra, trong trường hợp phát sinh nhữn khoản chi ngoài kế hoạch, gia đình anh sẽ cắt giảm các khoản chỉ không cần thi và điều chỉnh lại kế hoạch quản lí thu, chỉ cho phù hợp hơn.
a) Em nhận xét như thế nào về các mục tiêu tài chính của gia đình anh P trong trường hợp trên?
b) Căn cứ vào nội dung thông tin trong trường hợp đó, em hãy vẽ sơ đồ các bước lập kế hoạch quản lý thu, chi của gia đình anh P.
Câu 11
Mặc dù có thu nhập ổn định nhưng gia đình bạn K thường xuyên rơi vào tình trạng chi lớn hơn thu. Đầu tháng có tiền lương, gia đình bạn K thường mua sắm rất nhiều hàng hoá, dịch vụ mà không cân nhắc đến sự cần thiết của các sản phẩm đó. Thói quen chỉ tiêu lãng phí, không kiểm soát và không có mục tiêu tài chính dẫn đến những áp lực về tài chính, nợ nần.
a) Em nhận xét như thế nào về cách quản lí thu, chi của gia đình bạn K trong tình huống trên?
b) Nếu là K, em sẽ góp ý cho gia đình nên thay đổi cách quản lí thu chi như thể nào?
Câu 12
Thu nhập của gia đình chị M khá cao nhưng cứ có tiền về là gia đình chị lại đi du lịch, ăn uống ở ngoài, trong khi nhà vẫn phải đi thuê. Bạn bè khuyên vợ chồng chị nên xác định rõ mục tiêu tài chính của gia đình (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) để có cách quản lí thu, chi hợp lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra nhưng chị M cho rằng cuộc sống hiện tại của gia đình chị đang rất ổn, không cần thiết phải quản lí thu, chi.
a) Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của gia đình chị M.
b) Dựa vào hiểu biết của mình về quản lí thu, chi trong gia đình, em sẽ đưa ra lời khuyên cho gia đình chị M như thế nào?
Câu 13
Em hãy nhận xét cách phân chia các khoản chi tiêu của hai gia đình trong trường hợp dưới đây (Giả định hai gia đình có đặc điểm và điều kiện tương đương nhau):
Gia đình A
- Thu nhập/tháng: 22 triệu đồng. - Chi tiêu:
+ Thiết yếu: 10 triệu đồng.
+ Không thiết yếu: 12 triệu đồng.
– Tiết kiệm: 0 triệu đồng.
Gia đình B
– Thu nhập/tháng: 20 triệu đồng.
Chi tiêu:
+ Thiết yếu: 11 triệu đồng.
+ Không thiết yếu: 6 triệu đồng.
- Tiết kiệm: 3 triệu đồng.
Câu 14
Em hãy tính toán các nguồn thu nhập, các khoản chi tiêu mỗi tháng trong gia đình em và tỉ lệ phân chia các khoản chi sao cho hợp lí.
Câu 15
Em hãy kể tên các mục tiêu tài chính của gia đình em đã, đang và sẽ thực hiện lại. Theo em, những mục tiêu tài chính của gia đình mình có rõ ràng, cụ thể hay không?
Mục tiêu tài chính ngắn hạn
Mục tiêu tài chính trung hạn
Mục tiêu tài chính dài hạn
Câu 16
Em hãy tự đánh giá thói quen chi tiêu của gia đình mình trên các tiêu chí: thu chi có cân đối hay không; tỉ lệ các khoản chi tiêu cho các nhu cầu có khoa học hợp lí không? Em thấy gia đình mình cần thay đổi cách chỉ tiêu như thế nào cho phù hợp?
Câu 17
Là công dân – học sinh, em có thể làm gì để góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình mình?
Câu 18
Em hãy sưu tầm và chia sẻ thông tin về những người kinh doanh, doanh nhân nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo em, những năng lực nào giúp các doanh nhà đó đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình?
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365