Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 1. Liên hợp quốc - Cánh diều 12

Sự kiện nào sau đây chính thức mở đầu công cuộc Đổi mới ở Việt Nam

Cuộn nhanh đến câu

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 4 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều

Sự kiện nào sau đây chính thức mở đầu công cuộc Đổi mới ở Việt Nam?

A. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IV (1979).

B. Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá V (1986).

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986).

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991).


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 4 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều

Tại Hội nghị I-an-ta (2-1945), nguyên thủ 3 nước nào sau đây thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc ?

A. Mỹ - Anh - Pháp.

B. Đức - Pháp - Mỹ.

C. Liên Xô - Anh - Pháp.

D. Liên Xô - Anh - Mỹ.


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 4 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều

Sự kiện nào sau đây đã chính thức đảnh dấu Liên hợp quốc được thành lập?

A. Ngày 24-10-1945, các nước thành viên phê chuẩn Hiến chương Liên hợp quốc.

B. Tháng 2-1945, Hội nghị I-an-ta thống nhất thành lập Liên hợp quốc.

C. Ngày 12-6-1945, các nước Đồng minh kí bản tuyên bố cùng hợp tác.

D. Tháng 4-1945, đại diện 50 quốc gia thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.


Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 4 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều

“Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào sau đây

A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

B. Liên minh châu Âu (EU).

C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

D. Liên hợp quốc (UN).


Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 4 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều

Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là

A. không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

B. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước.

C. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực bằng biện pháp hoà giải.

D. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoa, giáo dục, y tế, nhân đạo.


Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 5 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều

Việt Nam vận dụng nguyên tắc “Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình” của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề nào hiện nay?

A. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

B. Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đão và toàn vẹn lãnh thổ.

D. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.


Câu 7

Trả lời câu hỏi 7 trang 5 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều

Vai trò duy trì hoà bình, an ninh quốc tế của Liên hợp quốc được thể hiện thông qua hoạt động nào sau đây?

A. Xây dựng chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật, ...

B. Đề ra mục tiêu phát triển Thiên niên ki nhằm xoá bỏ đói nghèo.

C. Kí điều ước quốc tế về quyền phụ nữ và trẻ em.

D. Thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.


Câu 8

Trả lời câu hỏi 8 trang 5 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều

Hoạt động nào sau đây là vai trò thúc đẩy phát triển của Liên hợp quốc ?

A. Đề ra nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật.

B. Đề ra mục tiêu phát triển Thiên niên ki nhằm xóá bỏ đói nghèo.

C. Kí điều ước quốc tế về quyền phụ nữ và trẻ em.

D. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.


Câu 9

Trả lời câu hỏi 9 trang 5 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều

Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.

[Năm 1960], “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Như thể, tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp li quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.

(Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)

A. Liên hợp quốc đã chính thức xoá bỏ hình thức phân biệt chủng tộc thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960).

B. Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960) của Liên hợp quốc đã tạo ra cơ sở pháp lí cho các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh.

C. Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960) đã thông qua các nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức Liên hợp quốc.

D. Đoạn tư liệu đã thể hiện vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là duy trì, hoà bình, an ninh thế giới.


Câu 10

Trả lời câu hỏi 10 trang 6 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều

Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D

"3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công li;

4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào cũng như bằng cách khác trải với những mục đích của Liên hợp quốc".

(Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc)

A. Các thành viên Liên hợp quốc cam kết từ bỏ vũ lực.

B. Các thành viên Liên hợp quốc không đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

C. Liên hợp quốc công nhận chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của bất kì quốc gia nào.

D. Nguyên tắc của Liên hợp quốc là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về gián đoạn sản xuất

Khái niệm về an toàn hệ thống: định nghĩa, vai trò và các biện pháp bảo mật. Phân tích rủi ro: các bước tiến hành và kết quả đạt được trong việc giảm thiểu rủi ro trong hệ thống. Các phương pháp bảo vệ hệ thống: mã hóa dữ liệu, xác thực và ủy quyền, kiểm soát truy cập và giám sát. Kiểm tra và đánh giá an toàn hệ thống: cần xây dựng nền tảng an toàn và triển khai các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo tính toàn vẹn, sẵn sàng và bảo mật của hệ thống.

Khái niệm về sơn phủ chống ăn mòn và các thành phần, phương pháp, tiêu chuẩn, lỗi thường gặp và cách khắc phục

Khái niệm về môi trường sử dụng

Độ dày sơn: định nghĩa, phương pháp đo và kiểm soát. Tổng quan về yêu cầu độ dày sơn trong sản xuất và sử dụng sản phẩm sơn, và các phương pháp kiểm soát độ dày sơn.

Khả năng bám dính: Định nghĩa, ứng dụng và các phương pháp đo. Tìm hiểu vai trò quan trọng của khả năng bám dính trong đời sống và công nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bám dính và các phương pháp đo khả năng này.

Tổng quan về tia UV và cách sử dụng chống tia UV hiệu quả: định nghĩa, tác hại và cách chúng tác động lên da và mắt, cách đo lường tia UV và các loại chống tia UV, hướng dẫn cách chọn sản phẩm và bôi kem chống nắng đúng cách.

Khái niệm chống ăn mòn nước biển, định nghĩa và tầm quan trọng

Khái niệm chống ăn mòn hóa chất và các cơ chế gây hại đối với vật liệu. Phương pháp chống ăn mòn bao gồm sử dụng vật liệu chịu mòn ít, sơn phủ, bảo vệ bằng kim loại và các phương pháp khác. Kiểm tra và đánh giá độ bền của vật liệu chống ăn mòn là quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất trong môi trường hóa chất."

Khái niệm chịu nhiệt độ cao và ứng dụng của nó trong các ngành công nghiệp

Xem thêm...
×