Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 17

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Cuộn nhanh đến câu

Đề thi

PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vuis tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần”

của báo Hoa học trò số 1056 ngày 21/4/2014)

Câu 1 (0.5 điểm): “Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn” được viết theo thể loại nào

Câu 2 (0.5 điểm): Văn bản trên được kể bằng lời của ai?

Câu 3 (1.0 điểm): Tại sao Chim Én muốn đưa Dế Mèn cùng đi chơi? Chi tiết: “Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên” gợi cho em nghĩ đến lối sống nào của con người trong xã hội?

Câu 4 (1.0 điểm) Qua văn bản, em thấy tính cách của Dế Mèn như thế nào?

Câu 5 (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong các trường hợp sau:

a. Mèn hốt hoảng

b. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành

Câu 6 (1.0 điểm): Em có đồng ý với suy nghĩ và hành động của Dế Mèn trong câu chuyện không? Vì sao ?

Câu 7 (1.0 điểm): Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản “Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn”.

PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ,… Hãy kể lại một chuyến đi trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.


Đáp án

PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Câu 1.

“Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn” được viết theo thể loại nào?

Phương pháp:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Thể loại truyện đồng thoại

Câu 2.

Văn bản trên được kể bằng lời của ai?

Phương pháp:

Chú ý ngôi kể, lời của người kể chuyện

Lời giải chi tiết:

Văn bản được kể bằng lời của người kể chuyện, không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện

Câu 3.

Tại sao Chim Én muốn đưa Dế Mèn cùng đi chơi? Chi tiết: “Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên” gợi cho em nghĩ đến lối sống nào của con người trong xã hội?

Phương pháp:

Đọc kĩ các chi tiết khi Chim Én gặp Dế Mèn

Lời giải chi tiết:

Hai con Chim Én thấy Dế Mèn thơ thẩn ở hàng trông tội nghiệp nên muốn rủ Dế Mèn cùng đi chơi. Chi tiết “Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên” cho thấy lối sống tương thân tương ái, biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người của con người trong xã hội.

Câu 4.

Qua văn bản, em thấy tính cách của Dế Mèn như thế nào?

Phương pháp:

Chú ý suy nghĩ, hành động của Dế Mèn

Lời giải chi tiết:

Qua văn bản, em thấy Dế Mèn có tính cách hẹp hòi, ích kỉ

Câu 5.

Xác định biện pháp tu từ trong các trường hợp sau:

a. Mèn hốt hoảng

b. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

a. Nhân hóa

b. So sánh

Câu 6.

Em có đồng ý với suy nghĩ và hành động của Dế Mèn trong câu chuyện không? Vì sao?

Phương pháp:

Chú ý suy nghĩ và hành động của Dế Mèn ở cuối đoạn trích và nêu suy nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Không đồng ý. Vì như thế là ích kỷ, hẹp hòi…

Câu 7.

Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản “Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn”.

Phương pháp:

Nêu được cụ thể bài học mà bản thân tâm đắc nhất

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Phải biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, không ích kỉ và phải tin tưởng lẫn nhau...

PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ,… Hãy kể lại một chuyến đi trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

Phương pháp:

Có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Giới thiệu được trải nghiệm của bản thân.

- Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.

- Cảm xúc sau trải nghiệm đó.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về chuyến đi của em.

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ khái quát của bản thân về chuyến đi đó.

2. Thân bài

- Cảm xúc, suy nghĩ của em trước chuyến đi, trong quá trình di chuyển, khi đến nơi.

- Kể những điều em được tận mắt chứng: cảnh đẹp thiên nhiên, con người thân thiện...

- Diễn biến những hoạt động của em trong chuyến đi (theo trình tự thời gian, không gian): tham quan các địa danh nổi tiếng, khám phá ẩm thực…

- Những kỉ niệm đáng nhớ: quen được những người bạn mới, khám phá ra vùng đất mới, thưởng thức những món ăn ngon…

- Kể lại những cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.

3. Kết bài

Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với chuyến đi.

Bài tham khảo

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Nhưng quê ngoại của tôi ở Đà Lạt. Vào dịp nghỉ hè năm lớp năm, tôi được bố mẹ cho về thăm quê. Lần đầu tiên trở về quê nên tôi cảm thấy háo hức lắm.

Bố đã đặt vé máy bay cho các thành viên trong gia đình từ sớm. Mọi người thức dậy thật sớm để di chuyển ra sân bay vào lúc sáu giờ. Chuyến bay khởi hành lúc tám giờ. Sau khi cùng với bố mẹ làm xong thủ tục, gia đình tôi lên máy bay. Khi máy bay cất cánh, tôi cảm thấy rất thích thú. Tôi xin được ngồi gần cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật bên dưới. Thật thú vị làm sao!

Máy bay di chuyển hơn một tiếng là đến Đà Lạt. Mọi người nhận hành lí rồi ra ngoài chờ. Bố gọi một chiếc xe tắc-xi để về nhà ông bà ngoại. Trên đường đi, tôi được ngắm nhìn khung cảnh thành phố. Về đến nhà, tôi chạy vào nhà để chào hỏi ông bà. Tôi cảm thấy xúc động lắm, trước nay tôi chỉ được nói chuyện với ông bà qua điện thoại. Buổi tối hôm đó, cả nhà đã có một bữa cơm ấm cúng. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ.

Hôm sau, tôi được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm,… Mọi người trong gia đình đã chụp rất nhiều ảnh kỉ niệm. Tôi còn được đi chợ Đà Lạt. Trong chợ có bán rất nhiều loại hoa, trái cây. Tôi cũng đã thưởng thức rất nhiều món ăn nổi tiếng của quê hương.

Gia đình tôi có thêm kỉ niệm đẹp đẽ bên nhau. Tôi đã biết thêm về quê hương của mình, cũng như thêm yêu gia đình của mình hơn.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về lập trình viên, công việc và vai trò của họ trong ngành công nghệ thông tin. Lập trình viên là người viết code và phát triển phần mềm, ứng dụng hoặc website. Công việc của họ bao gồm viết mã nguồn, sửa lỗi, thử nghiệm và tối ưu hóa hiệu suất của chương trình. Vai trò của lập trình viên trong ngành công nghệ thông tin là xây dựng hệ thống phần mềm phức tạp và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Khái niệm về biến môi trường

Khái niệm về tên tệp và cấu trúc tên tệp: Định nghĩa và vai trò của tên tệp trong lưu trữ dữ liệu, cấu trúc và quy tắc đặt tên tệp.

Khái niệm về ngôn ngữ và các loại ngôn ngữ, thành phần của ngôn ngữ và sự phát triển của nó trong lịch sử, tương lai của ngôn ngữ cùng với mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa được trình bày trong đoạn văn này."

Khái niệm về phiên bản và các loại phiên bản trong công nghệ thông tin. Quy trình và công cụ quản lý phiên bản trong phát triển phần mềm. Quá trình cập nhật phiên bản và lợi ích của việc cập nhật. Thiết kế phiên bản trong phát triển phần mềm và các phương pháp và kỹ thuật thiết kế phiên bản.

Khái niệm về biến đặc biệt trong lập trình và vai trò của nó. Liệt kê các loại biến đặc biệt thường gặp và cách sử dụng chúng. Hướng dẫn cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng biến đặc biệt.

Giới thiệu về Tham số dòng lệnh và các loại tham số

Giới thiệu về kết quả trả về - Khái niệm, vai trò và cách sử dụng kết quả trả về trong lập trình. Các loại kết quả trả về và cách xử lý chúng. Lỗi thường gặp và cách tránh chúng.

Khái niệm về biến tự định nghĩa, định nghĩa và cách sử dụng trong lập trình. Biến tự định nghĩa là một khái niệm quan trọng trong lập trình, cho phép người lập trình tạo ra các biến theo ý muốn và định nghĩa chúng theo quy tắc riêng. Điều này tăng tính linh hoạt và tái sử dụng mã nguồn.

Giới thiệu về giá trị của biến và vai trò của nó trong lập trình. Các kiểu dữ liệu của biến và cách khai báo và gán giá trị cho biến. Kiểm tra giá trị của biến và phép toán trên biến. Sử dụng biến trong các câu lệnh điều kiện và vòng lặp.

Xem thêm...
×