Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Không gian mẫu và biến cố - SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết 1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu

A. Lý thuyết

1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu

Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là một hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó. Tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử ngẫu nhiên được gọi là không gian mẫu, ký hiệu là Ω.

Chú ý: Trong chương này ta chỉ xét các phép thử mà không gian mẫu gồm hữu hạn phần tử.

2. Biến cố

Mỗi tập con của không gian mẫu được gọi là một biến cố, kí hiệu là A, B, C,…

Một kết quả thuộc A được gọi là kết quả làm cho A xảy ra, hoặc kết quả thuận lợi cho A.

* Biến cố không thể. Biến cố chắc chắn

Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra, kí hiệu là Ω.

Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra, kí hiệu là ∅.

 

B. Bài tập

Bài 1: Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng giống nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng từ trong hộp, ghi lại màu của quả bóng được lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Xét phép thử “Lấy ngẫu nhiên tiếp 2 quả bóng trong hộp”. Hãy cho biết không gian mẫu của phép thử đó.

Giải:

Không gian mẫu của phép thử trên là tập hợp Ω = {XX; XD; XV; ĐD; ĐV; DX; DV; VX; VD}, ở đó, chẳng hạn XD là kết quả “Lần thứ nhất lấy ra quả bóng xanh, lần thứ hai lấy ra quả bóng đỏ”.

Bài 2: Một đồng xu có hai mặt, trên một mặt có ghi giá trị của đồng xu, thường gọi là mặt sấp, mặt kia là mặt ngửa. Hãy xác định không gian mẫu cho mỗi phép thử ngẫu nhiên sau:

a) Tung đồng xu một lần.

b) Tung đồng xu hai lần.

Giải:

a) Khi tung đồng xu một lần, ta có không gian mẫu là Ω = {S; N}, trong đó ký hiệu S để chỉ đồng xu xuất hiện mặt sấp.

b) Khi tung đồng xu hai lần, ta có không gian mẫu là Ω = {SS; SN; NS; NN}.

Ở đây ta quy ước SN có nghĩa là lần đầu tung được mặt sấp, lần sau tung được mặt ngửa. Các ký hiệu SS, NS, NN được hiểu một cách tương tự.

Bài 3: Xét phép thử gieo hai con xúc xắc.

a) Hãy xác định không gian mẫu của phép thử.

b) Viết tập hợp mô tả biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 4”. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố đó?

Giải:

a) Kết quả của phép thử là một cặp số (i, j), trong đó i và j lần lượt là số chấm xuất hiện trên con xúc xắc thứ nhất và thứ hai.

Không gian mẫu của phép thử là:

Ω = {(1; 1); (1; 2); (1; 3); (1; 4); (1; 5); (1; 6); (2; 1); (2; 2); (2; 3); (2; 4); (2; 5); (2; 6); (3; 1); (3; 2); (3; 3); (3; 4); (3; 5); (3; 6); (4; 1); (4; 2); (4; 3); (4; 4); (4; 5); (4; 6); (5; 1); (5; 2); (5; 3); (5; 4); (5; 5); (5; 6); (6; 1); (6; 2); (6; 3); (6; 4); (6; 5); (6; 6)}.

Ta cũng có thể viết không gian mẫu dưới dạng:
Ω = {(i, j) | i, j = 1, 2, ..., 6}.

b) Gọi A là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện bằng 4”. Tập hợp mô tả biến cố A là:

A = {(1; 3); (2; 2); (3; 1)}.

Như vậy, có ba kết quả thuận lợi cho biến cố A.

Bài 4: Một nhóm có 5 bạn nam và 4 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên cùng một lúc ra 3 bạn đi làm công tác tình nguyện.

a) Hãy xác định số phần tử của không gian mẫu.

b) Hãy xác định số các kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 3 bạn được chọn có đúng 2 bạn nữ”.

Giải:

a) Do ta chọn ra 3 bạn khác nhau từ 9 bạn trong nhóm và không tính thứ tự nên số phần tử của không gian mẫu là C39=84.

b) Ta có C24 cách chọn ra 2 bạn nữ từ 4 bạn nữ. Ứng với mỗi cách chọn 2 bạn nữ có C15 cách chọn ra 1 bạn nam từ 5 bạn nam.

Theo quy tắc nhân ta có tất cả là C24C15 cách chọn ra 2 bạn nữ và 1 bạn nam từ nhóm bạn.

Do đó số kết quả thuận lợi cho biến có “Trong 3 bạn chọn ra đúng 2 bạn nữ” là: C24C15=30.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về bơm áp suất

Khái niệm về Manomet

Khái niệm về Baromet: định nghĩa và vai trò trong đo lường áp suất khí quyển. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đơn vị đo áp suất. Ứng dụng của Baromet trong dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học và công nghiệp. Lịch sử phát triển và các loại Baromet hiện nay.

Khái niệm về đồng hồ áp suất và cách sử dụng | Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của đồng hồ áp suất | Loại đồng hồ áp suất và ứng dụng | Mô tả các ứng dụng của đồng hồ áp suất trong đời sống và công nghiệp

Khái niệm áp suất, định nghĩa và đơn vị đo áp suất

Áp suất và đơn vị đo áp suất

Khái niệm về bình đựng chất lỏng

Khái niệm về bơm khí - Định nghĩa và vai trò trong ứng dụng thực tế. Cách hoạt động và các phương pháp bơm khí. Các loại bơm khí và ứng dụng của chúng trong xây dựng, y tế và sản xuất.

Khái niệm về tính chất độc lập với thời gian

Khái niệm tính chất phụ thuộc vào thời gian | Tính chất vật lý, hóa học và sinh học thay đổi theo thời gian | Sự biến đổi của nhiệt độ, áp suất, màu sắc và hình dạng | Sự phân hủy, phản ứng và biến đổi hóa học | Sự phát triển của cơ thể, lão hóa và chu kỳ sinh sản | Sự thay đổi của hormone và các triệu chứng khó chịu

Xem thêm...
×