Trò chuyện
Tắt thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Chim Cánh Cụt Cam
Đại Sảnh Kết Giao
Chat Tiếng Anh
Trao đổi học tập
Trò chuyện linh tinh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Chủ đề 2. Hội nhập kinh tế quốc tế - SBT KTPL 12 Chân trời sáng tạo


Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

Cuộn nhanh đến câu

Câu 1

Hội nhập kinh tế quốc tế

A. là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

B. là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích giữa các quốc gia.

C. là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với một quốc gia khác dựa trên sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung

D. là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các quy định chung.




Câu 2

Nhận định nào phản ánh đúng về hội nhập kinh tế là tất yếu, khách quan?

A. Hội nhập sẽ đem lại cho các quốc gia đang phát triển những nguồn lực, cơ hội để phát triển thị trường.

B. Hội nhập quốc tế sẽ giúp các quốc gia phát triển mở rộng, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân, ổn định an sinh xã hội.

C. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và phát huy những lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế.

D. Hội nhập quốc tế chỉ là nhu cầu phát triển của các quốc gia đang phát triển.


Câu 3

Nhận định nào đúng khi nói về hội nhập kinh tế song phương?

A. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường bằng các hiệp định song phương về thương mại, kinh tế và đầu tư.

B. Hình thức hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực có những điều kiện địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội cam kết với nhau mở cửa thị trường, cùng hội nhập trên một số lĩnh vực kinh tế, thương mại.

C. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu về thương mại, kinh tế và đầu tư.

D. Hình thức hội nhập kinh tế của các hai nước cùng nhau tạo ra các thoả thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia.


Câu 4

Hội nhập kinh tế khu vực là:

A. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường bằng các hiệp định song phương về thương mại, kinh tế và đầu tư.

B. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu về thương mại, kinh tế và đầu tư.

C. Hình thức hội nhập kinh tế của các quốc gia trên thế giới, cùng nhau tạo ra các thoả thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu, nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia.

D. Hình thức hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực có những điều kiện địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội cam kết với nhau mở cửa thị trường, cùng hội nhập trên một số lĩnh vực kinh tế, thương mại.


Câu 5

Hội nhập kinh tế toàn cầu là:

A. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường bằng các hiệp định song phương về thương mại, kinh tế và đầu tư.

B. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu về thương mại, kinh tế và đầu tư.

C. Hình thức hội nhập kinh tế của các quốc gia trên thế giới, cùng nhau tạo ra các thoả thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia.

D. Hình thức hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực có những điều kiện địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội cam kết với nhau mở cửa thị trường, cùng hội nhập trên một số lĩnh vực kinh tế, thương mại.


Câu 6

Đâu là trường hợp thể hiện hội nhập kinh tế song phương?

A. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel.

B. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á - Âu.

C. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).


Câu 7

Đâu là trường hợp thể hiện hội nhập kinh tế khu vực?

A. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile.

B. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Trung Quốc.

C. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).


Câu 8

Đâu không phải là trường hợp thể hiện hội nhập kinh tế song phương

A. Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Israel.

B. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh.

C. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).


Câu 9

Đâu không phải là trường hợp thể hiện hội nhập kinh tế khu vực?

A. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Canada.

B. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu.

C. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).


Câu 10

Tính đến năm 2020, Việt Nam có quan hệ kinh tế với

A. 160 nước và 60 vùng lãnh thổ.

B. 160 nước và 70 vùng lãnh thổ.

C. 170 nước và 60 vùng lãnh thổ.

D. 170 nước và 70 vùng lãnh thổ.


Câu 11

Tính đến năm 2022, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán với

A. 15 FTA.

B. 16 FTA.

C. 17 FTA.

D. 18 FTA.


Câu 12

Tính đến năm 2021, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) có

A. 20 thành viên.

B. 21 thành viên.

C. 22 thành viên.

D. 23 thành viên.


Câu 13

Đâu không phải đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam:

A. Trung Quốc.

B. Hoa Kỳ.

C. Nga.

D. Singapore


Câu 14

Việt Nam trở thành thành viên APEC vào

A. Năm 1995.

B. Năm 1996.

C. Năm 1997.

D. Năm 1998.


Câu 15

Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế Giới vào năm 2007 là

A. Nhật Bản.

B. Hàn Quốc.

C. Việt Nam.

D. Papua New Guinea.


Câu 16

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

b. Toàn cầu hóa khiến cho nền kinh tế các quốc gia tách rời nền kinh tế toàn cầu.

c. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho các nước đang và kém phát triển những cơ hội và cả thách thức.

d. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ là sự gắn kết giữa nền kinh tế của các nước trong khu vực.

e. Hội nhập kinh tế quốc tế là việc cam kết gia nhập vào các tổ chức kinh tế từ khu vực đến toàn cầu.


Câu 17

Hãy đọc thông tin sau để giải thích sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi quốc gia

Trong những năm 90 của thế kỉ XX, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ ở nhiều phương diện, thể hiện qua sự xuất hiện của các khối kinh tế, mậu dịch trên thế giới đối với một nước mà nền kinh tế còn lạc hậu như Việt Nam tại thời điểm đó; đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế còn là cơ hội phát huy những lợi thế và khắc phục hạn chế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các nước.


Câu 18

Hãy xác định các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế trong thông tin sau:

a. Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ hội nhập kinh tế rất cao, thể hiện qua việc chủ động và tích cực tham gia vào các thiết kế kinh tế đa phương và khu vực, với các dấu mốc quan trọng như; gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - năm 1995), thành viên sáng lập Diễn đàn kinh tế Á - Âu (ASEM - năm 1998) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC - năm 1998),...

b. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 12 - 1992, hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc duy trì đà phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác, phát triển ỏ khu vực và trên thế giới. Hợp tác kinh tế là điểm sáng trong quan hệ hai nước khi Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành những đối tác kinh tế hàng đầu của nhau.

c. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một trong những khu vực thương mại tự do lớn và có vai trò quan trọng trên thế giới. Thỏa thuận AFTA được kí vào ngày 28 - 01 -1992 tại Singapore. Việt Nam gia nhập năm 1995. Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế tù ngày 1 - 1 -1996, đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT, ở khung thuế suất 0% - 5%.


Câu 19

Hãy nhận xét về ý kiến của chủ thể trong trường hợp sau:

a. Trong buổi báo cáo chuyên đề “Hội nhập kinh tế quốc tế đới với Việt Nam” tại Trường, báo cáo viên mời các bạn học sinh cho biết ý kiến về sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc tế. Bạn C cho rằng Việt Nam chưa có đủ các điều kiện để hội nhập quốc tế cho nên đóng cửa khép kín sẽ cần thiết hơn.

b. Cầm trên tay giấy báo trúng tuyển vào Đại học ngành Kinh tế Quốc tế, H mừng rỡ khoe với cả nhà. Mỉm cười nhìn con gái, bố nhẹ nhàng khuyên H cần trau dồi thêm tiếng Anh, tìm hiểu luật pháp Quốc tế về kinh tế vì nó cần thiết cho công việc sau này.

c. Trong bài thuyết trình “ Cơ hội và thách thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế” tại lớp. Bạn T cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm mất độc lập tự chủ và bản sắc dân tộc. Theo bạn, càng hội nhập quốc tế một cách sâu rộng sẽ càng bị lệ thuộc vào các nước có nền kinh tế phát triển.

d. Tại Diễn dàn thanh niên ASEAN 2018 (ASF’2018) ở Malaysia, những người trẻ đã vào vai chính khách, góp tiếng nói tước những vấn đề kinh tế - xã hội tâm điểm của thời đại. Với chủ đề Công dân toàn cầu, theo P - đại biểu đại điện đoàn Việt Nam, mỗi thanh niên cần phải chấp hành chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước và lên án những hành vi sai trái đi ngược lại với chủ trương, chinh sách này.


Câu 20

Hãy đọc thông tin sau để thực hiện yêu cầu.

Trong giai đoạn hiện nay, khi cuộc cách mạng lần thứ tư bùng nổ, mỗi công dân, đặc biệt là những người trẻ cần thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế để giải quyết các quan hệ giao dịch và kinh doanh của thị trường thế giới. Thanh niên phải biết tìm kiếm và phát hiện kịp thời những thế mạnh của sản xuất và thị trường trong nước cũng như xu thế của thị trường thế giới để khai thác, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước theo hướng đa phương và đa dạng hóa.

Em hãy nếu trách nhiệm của thanh niên trong hộp nhập kinh tế quốc tế từ thông tin trên.

Em hãy cho biết mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình trong hội nhập kinh tế quốc tế.


Câu 21

Em hãy sưu tầm những thông tin về Hộp nhập kinh tế song phương của Việt Nam trong năm năm gần đây.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Ưu điểm của kết hợp với món ăn nhẹ

Giới thiệu về sản xuất rượu vang trắng - Tổng quan quy trình từ chọn nho đến quá trình lên men. Chọn lựa nho phù hợp như Chardonnay, Sauvignon Blanc, Riesling. Lên men tạo hương vị và màu sắc đặc trưng. Lọc và ủ trong thùng gỗ sồi để tăng hương vị và độ mượt. Rượu sau ủ có mùi tươi mát, trái cây, hương hoa, màu sáng, trong suốt. Chọn và nghiền nho, giữ tinh khiết nước nho. Quá trình lên men chuyển đổi đường thành cồn, tạo hương vị và màu sắc. Lên men thứ cấp và tiếp tục để tạo hương vị và màu sắc phù hợp. Lọc và lão hóa để tạo sản phẩm cao cấp. Đóng chai và bảo quản đúng cách.

Giới thiệu về vùng trồng nho và ý nghĩa của nó trong ngành nông nghiệp. Vùng trồng nho đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nho và sản phẩm liên quan. Mỗi vùng trồng nho có đặc điểm riêng về khí hậu và đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho cây nho phát triển và cho ra sản lượng cao và chất lượng tốt.

Định nghĩa và vai trò của kỹ thuật sản xuất

Khái niệm về uống lạnh

Giới thiệu về hải sản và vai trò quan trọng của nó trong dinh dưỡng và kinh tế. Loại hải sản phổ biến và cách chế biến. Tác động tích cực của hải sản đến sức khỏe. Cách bảo quản và lưu trữ hải sản để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Giới thiệu về phô mai: Tổng quan, nguồn gốc và quy trình sản xuất, phân loại dựa trên nguồn gốc, phương pháp sản xuất và đặc điểm cấu trúc, thành phần và giá trị dinh dưỡng, cách sử dụng và bảo quản phô mai.

Thịt trắng - khái niệm và định nghĩa trong ngành công nghiệp thực phẩm. Thịt trắng có màu nhạt hơn thịt đỏ, thường có trong gia cầm và cá hồi. Ít béo, ít cholesterol, lựa chọn phổ biến cho người quan tâm đến sức khỏe. Loại thịt gà, cá, cừu, ngỗng phổ biến. Thịt trắng giàu protein, vitamin, khoáng chất. Hướng dẫn chế biến nướng, hấp, xào, chiên.

Khái niệm về bữa tiệc và các loại bữa tiệc phổ biến, cách chuẩn bị và tổ chức một bữa tiệc hoàn hảo, và etiquette trong bữa tiệc.

Khái niệm về dịp lễ

Xem thêm...
×