Chủ đề 6. Quản lí thu, chi trong gia đình - SBT KTPL 12 Chân trời sáng tạo
Bài 7. Quản lí thu, chi trong gia đình - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Bài 7. Quản lí thu, chi trong gia đình - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về khái niệm quản lí thu, chi gia đình?
Câu 1
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về khái niệm quản lí thu, chi gia đình?
A. Quản lí thu, chi gia đình là việc lên kế hoạch sao cho tiết kiệm được nhiều tiền nhất.
B. Quản lí thu, chi gia đình là việc lên kế hoạch sao cho tạo ra được nhiều tài sản nhất.
C. Quản lí thu, chi gia đình là việc lên kế hoạch sao cho thoả mãn được nhu cầu của các thành viên nhiều nhất.
D. Quản lí thu, chi gia đình là việc lên kế hoạch sao cho hiệu quả và tiết kiệm.
Câu 2
Theo em, làm sao để quản lí thu, chi trong gia đình hiệu quả?
A. Chủ động lập kế hoạch chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng trong trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
B. Quản lí các hoạt động chi tiêu bằng cách cắt giảm chi phí xuống mức tối thiểu, tăng thêm thu nhập.
C. Sử dụng các ứng dụng công nghệ cho các hoạt động chi tiêu thì mới đạt được hiệu quả tài chính.
D. Phải có kiến thức về tài chính và lập kế hoạch mới có thể tạo ra được những kế hoạch thu, chi tốt.
Câu 3
Nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói về cách quản lí tiền hiệu quả?
A. Một trong những cách quản lí tiền hiệu quả là chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
B. Một trong những cách quản lí tiền hiệu quả là chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.
C. Một trong những cách quản lí tiền hiệu quả là tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
D. Một trong những cách quản lí tiền hiệu quả là tiết kiệm tối đa và chi tiêu tối thiểu.
Câu 4
Khi lập kế hoạch thu, chi hợp lí sẽ giúp gia đình
A. sử dụng tiền một cách hợp lí và hiệu quả.
B. mua được nhiều hàng hoá giá trị.
C. tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
D. gia tăng nguồn thu cho gia đình.
Câu 5
Quản lí thu, chi trong gia đình có vai trò
A. giúp gia đình có nhiều tiền hơn, thoải mái trong chi tiêu.
B. rèn luyện tính tiết kiệm cho mọi thành viên trong gia đình.
C. chủ động chi tiêu hợp lí, dự phòng rủi ro trong tương lai.
D. nâng cao giá trị vật chất cho gia đình.
Câu 6
Gia đình nào sau đây cần có kế hoạch quản lí thu, chi?
A. Những gia đình chưa có thói quen chi tiêu tốt mới cần kế hoạch thu, chi.
B. Gia đình nào cũng cần quản lí thu, chi để giúp tạo dựng cuộc sống ổn định.
C. Gia đình có thu nhập cao thì không cần lo lắng trong việc quản lí thu, chi.
D. Gia đình mới cưới cần kế hoạch thu, chi để cân đối chi phí.
Câu 7
Nội dung nào dưới đây được thực hiện trước khi lên kế hoạch thu, chi.
A. Thiết lập danh sách cần mua.
B. So sánh để tìm được sản phẩm phù hợp.
C. Loại bỏ các sản phẩm chưa thực sự cần thiết.
D. Xem xét các khoản chi của tháng trước.
Câu 8
Gia đình có kế hoạch thu, chi hợp lí sẽ mang đến kết quả như thế nào?
A. Chi phí tiết kiệm và đầu tư cao hơn chi phí sinh hoạt.
B. Hoạt động thu cao hơn hoạt động chi.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình.
D. Thành viên trong gia đình sẽ được thoải mái trong hoạt động chi tiêu.
Câu 9
Hoạt động nào giúp gia đình có thể nắm bắt được các hoạt động thu, chi diễn ra?
A. Xem lại hoạt động thu, chi của tháng trước.
B. Rà soát danh sách và loại bỏ các nhu cầu chưa thực sự cần thiết.
C. Ghi chép các hoạt động thu, chi.
D. Liệt kê tất cả các nhu cầu chi tiêu trong tháng.
Câu 10
Khi nào gia đình cần xây dựng kế hoạch thu, chi?
A. Khi gia đình đang có những mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe,... cần xây dựng kế hoạch thu, chi để thực hiện.
B. Khi gia đình chưa có tài chính vững mạnh cần xây dựng kế hoạch thu, chi để tiết kiệm.
C. Khi gia đình đang có những lượng tiền dư cần xây dựng kế hoạch thu, chi để sử dụng lượng tiền đó.
D. Khi gia đình muốn có những khoản chi tiêu hợp lí, tiết kiệm cho tương lai và phòng ngừa rủi ro.
Câu 11
Chủ thể nào sau đây có hành động chi tiêu hợp lí nhất?
A. Mỗi tháng, anh T đều trích một khoản lương khoảng 30% để tiết kiệm.
B. Mỗi tháng, chị P luôn dành một khoản để mua sắm thêm quần áo và thiết bị gia đình.
C. Mỗi tháng, chị K đều dành tiền để mua sắm các sản phẩm xa xỉ.
D. Mỗi tháng, anh C phải dành hơn 50% thu nhập để chi trả nợ cho các khoản vay.
Câu 12
Em cần một khoản tiền cho công việc cá nhân. Em sẽ lựa chọn cách nào trong các cách sau để xử lí công việc?
A. Tự tiết kiệm, khi nào đủ tiền thì xử lí công việc.
B. Xin gia đình để xử lí công việc nhanh nhất.
C. Xem xét về tính cấp thiết của công việc và trao đổi với gia đình.
D. Sử dụng hết số tiền tiết kiệm đang có để xử lí công việc.
Câu 13
Em hiểu như thế nào về tiết kiệm?
A. Là khi mình có khoản tiền dư sau khi chi tiêu.
B. Là một mục tiêu tài chính trong cuộc sống.
C. Là khi mình cần tiền để thực hiện một mục tiêu.
D. Là khi thu nhập chưa đáp đủ cho chi tiêu.
Câu 14
Cơ sở quan trọng nhất để lập kế hoạch thu, chi cho gia đình là
A. tổng nguồn thu của gia đình.
B. số liệu chi tiêu của tháng trước.
C. mục tiêu tài chính đã được đặt ra.
D. nhu cầu và mục tiêu của gia đình.
Câu 15
Có nhiều cách để phân chia các khoản chi trong gia đình, trong đó, có phương pháp: 55% chi tiêu cần thiết; 10% tiết kiệm dài hạn; 10% hưởng thụ, giải trí; 10% đầu tư giáo dục, học hành, phát triển bản thân; 10% tự do tài chính; 5% chi tiêu tự do. Ý nghĩa của tỉ lệ chi tiêu tự do trong kế hoạch thu, chi gia đình là gì?
A. Tỉ lệ chi tiêu tự do làm lãng phí khoản tiền thu nhập.
B. Tỉ lệ chi tiêu tự do sẽ không làm thâm hụt các khoản chi tiêu khác.
C. Tỉ lệ chi tiêu tự do giúp các thành viên thoải mái trong chi tiêu.
D.Tỉ lệ chi tiêu tự do để gửi tặng người thân những dịp đặc biệt hoặc từ thiện.
Câu 16
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Giới trẻ hiện nay được đánh giá là chưa biết cách quản lí thu, chi gia đình hiệu quả.
b. Lập kế hoạch thu, chi chỉ dành cho những người thu nhập thấp và trung bình.
c. Muốn quản lí thu, chi gia đình hiệu quả cần phải có kiến thức về tài chính và cách thức lập kế hoạch.
d. Gia đình có kế hoạch thu, chi sẽ giúp con cái có hiểu biết đúng đắn về tài chính và thói quen chi tiêu hợp lí.
Câu 17
Hãy cho biết vai trò của việc quản lí thu, chi trong gia đình trong trường hợp sau:
Chị N có một gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Theo chị chia sẻ, một phần nhờ có kế hoạch thu, chi hợp lí, luôn ở mức khoảng 60 – 70% thu nhập nên tài chính của gia đình chị luôn ổn định. Số tiền còn lại, chị sẽ đưa vào khoản dự trữ đề phòng rủi ro và đầu tư sinh lời, góp phàn thực hiện những kế hoạch trong tương lai. Việc làm của chị không những giúp các thành viên trong gia đình có thói quen chi tiêu hợp lí mà còn nhận được niềm tin từ khả năng vun vén gia đình của chị.
Câu 18
Quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi.
Em nhận xét như thế nào về cách phân chia các khoản thu nhập trong hình ảnh trên?
Câu 19
Hãy quan sát hình ảnh sau để bổ sung nội dung và sắp xếp lại trình tự các bước lập kế hoạch thu, chi trong gia đình.
Câu 20
Tết năm nay, em được 50 000 000 đồng tiền lì xì. Em hãy lập kế hoạch quản lí thu, chi khoản tiền sao cho hiệu quả.
Câu 21
Hãy trao đổi với các thành viên trong gia đình về các khaonr thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, dự phòng,... Sau đó, thực hiện bài viết về thói quen chi tiêu và các mục tiêu tài chính của gia đình.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365