Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?


Vẻ đẹp của dòng sông Hương từ đoạn "Sông Hương rời khỏi kinh thành ra đi"

Phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Vẻ đẹp của dòng sông Hương từ ngoại ô Kim Long đến Cồn Hến Chất thơ trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở thượng nguồn trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Nét đặc trưng của dòng sông Hương khi chảy vào thành phố trong bút kí Ai đặt tên cho dòng sông? Vẻ đẹp của con Sông Hương từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngữ Văn 12 Phân tích bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Phân tích hành trình đi tìm vẻ đẹp của dòng sông Hương nơi đầu nguồn Phân tích hành trình đi tìm vẻ đẹp của sông Hương ở vùng đồng bằng và nơi con sông chảy vào thành phố trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Ai đã đặt tên cho dòng sông? Suy nghĩ về vẻ đẹp của dòng sông Hương trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Cảm nhận của anh (chị) về tác phẩm bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoảng Phủ Ngọc Tường Phân tích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoảng Phủ Ngọc Tường Phân tích vẻ đẹp của con sông Hương trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hình tượng dòng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông Vẻ đẹp của dòng sông Hương qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông Phân tích bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc TườngVẻ đẹp của sông Hương Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông Hướng dẫn ôn tập tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường Anh chị hãy phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường Chứng minh nét riêng trong lối viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông Phẩm chất của dòng sông Hương qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Vẻ đẹp của dòng sông Hương từ đoạn "Sông Hương rời khỏi kinh thành ra đi"

Đến với Huế mộng mơ là đến với sông Hương, đến với tiếng chuông chùa Thiên Mụ, đến với tiếng gà Bao Vinh, là đến với lăng tẩm đế vương, đến với những con người thủy chung trọn tình trọn nghĩa, là đến với những bài ca điệu hò dân gian dịu ngọt.

Cuộn nhanh đến câu

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

* Giới thiệu vị trí đoạn trích

* Phân tích:

- Trong khoảnh khắc chùng lại, sông Hương mang vẻ đẹp của "người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya"

- Ra khỏi kinh thành Huế, sông Hương mang vẻ đẹp của người tình dịu dàng và chung thủy.

+ Dưới góc nhìn tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương giống con người vào giây phút chia tay, quay trở lại một lần nữa, biểu hiện nỗi vương vấn, biểu hiện chút "lẳng lơ kín đáo của người tình thủy chung"

+ Sông Hương dường như "sực nhớ  ra một điều gì chưa kịp nói, đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối cùng", giống như Thúy Kiều quay lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề chung tình

=> Sự liên tưởng tài hoa của người nghệ sĩ.

- Nghệ thuật

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề


Bài mẫu

BÀI LÀM

    Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế cổ kính với những lăng tẩm, đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người nơi xứ Huế này. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy nó mang đặc trưng của Huế là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được ông thế hiện trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế.

    Đoạn nói về sông Hương rời khỏi kinh thành ra đi được Hoàng Phủ Ngọc Tường diễn tả bằng một ngòi bút nghệ thuật rất đỗi hào hoa phong tình. Ông đã nhân hóa sông Hương thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, họ biết nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước Hương Giang: "Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya". Ông cho hay, thi hào Nguyễn Du đã từng ôm ấp một phiến trăng sầu trong bao năm lênh đênh trên dòng sông Hương. Một nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ đã chỉ đích danh hai câu thơ Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời mang điệu nhạc cung đình Tứ đại cảnh. Hương rời khỏi kinh thành lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ, rồi nó lại đổi dòng đột ngột gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bảo Vinh xưa cổ như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, phải chăng khúc lượn này, sông Hương có cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người. Tác giả cho rằng đó là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yẽu. Và ông đã so sánh sông Hương với nàng Kiều trong đêm trình tự, ông dẫn buông hai câu thơ của Nguyễn Du để nói sự lưu luvến chí tình với lời thề trước khi về biển cả. Thật không có sự so sánh nào hay hơn khi nói về con sông mang tình người, tình son sắt thủy chung của lứa đôi còn non, còn nước, còn dài – Còn về , còn nhớ… lời thề của lứa đôi, lời thề của dòng sông đã trở thành giọng hò dân gian của xứ Huế. Sâu xa hơn nữa. lời thề ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở thân thương.

    Đến với Huế mộng mơ là đến với sông Hương, đến với tiếng chuông chùa Thiên Mụ đến với tiếng gà Bao Vinh, là đến với lăng tẩm đế vương, đến với con người thủy chung trọn tình trọn nghĩa, là đến với lời ca điệu hò gian dịu ngọt.

    Tác giả bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? đã nói hộ lòng ta những tình cảm sâu sắc tốt đẹp ấy. Bài tùy bút đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa và phong tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã tạo nên chất thơ quyến rũ làm say lòng người. Những tri thức về địa lí, văn hóa, thi ca, âm nhạc cùa ông đã chung đúc thành trang văn tuyệt bút.

    Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hiện lên vô cùng đẹp đẽ, hòa quyện nhiều nét đẹp khác nhau, khi mạnh mẽ , dữ dỗi khi lại rất đỗi thâm trầm kín đáo. Vẻ đẹp của sông Hương cũng chính là vẻ đẹp của con người nơi đây. Qua bài kí này, tác giả cũng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng.

baitap365.com

 


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm lưu lịch sử các lệnh

Khái niệm về tăng cường hiệu quả làm việc và các phương pháp tối ưu hóa công việc, quản lý thời gian và tập trung.

Quản lý lịch sử các lệnh trong hệ điều hành: Mục đích và cách thức hoạt động, dòng lệnh quản lý lịch sử và thao tác sửa đổi, thực thi và xóa lịch sử.

Tính năng lưu lịch sử trên trình duyệt web và ứng dụng: Quản lý và truy cập lại các trang web đã truy cập trước đó, tìm kiếm lịch sử truy cập và quản lý lịch sử truy cập của người dùng.

Lệnh history w - Hiển thị và lọc lịch sử các lệnh đã sử dụng trên hệ thống Linux

Khái niệm về lệnh history trong hệ thống Linux

Tải lịch sử đã lưu: Định nghĩa, tầm quan trọng và cách thực hiện

Khái niệm về đường dẫn tới tệp tin

Lưu lịch sử vào cuối tệp tin - Định nghĩa, tầm quan trọng và cách thực hiện trên các hệ điều hành phổ biến

Sử dụng lại các lệnh đã thực hiện và cách thức thực hiện, lợi ích. Hướng dẫn cách lưu trữ lệnh bằng history, file hoặc biến môi trường. Cách chỉnh sửa lỗi và thay đổi tham số trong lệnh đã thực hiện. Giới thiệu về các ký tự đặc biệt !, ^ và $ để sử dụng lại các lệnh đã thực hiện.

Xem thêm...
×