Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Nghị luận về các quan niệm xã hội


Nghị luận xã hội về câu "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó"

Bàn về thời gian, lời nói, cơ hội - Ngữ Văn 12 Suy nghĩ về bản chất của thành công - Ngữ Văn 12 Có công mài sắt, có ngày nên kim - Ngữ Văn 12 Vai trò của sách với đời sống nhân loại - Ngữ Văn 12 Trình bày quan niệm về nội dung câu ngạn ngữ: "Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi" - Ngữ Văn 12 Nghị luận về câu ca dao "Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" - Ngữ Văn 12 Suy nghĩ của bạn về lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi” - Ngữ Văn 12 Nghị luận xã hội về lòng khoan dung Anh (chị) suy nghĩ gì về bốn chữ: Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ đối với người và đất nước - Ngữ Văn 12 "Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng ..." Em đã học được những gì từ loài hươu cao cổ? - Ngữ Văn 12 Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương - Ngữ Văn 12 Nghị luận xã hội “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẻ bắn vào anh bằng đại bác” - Ngữ Văn 12 Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của nữ văn sĩ Thác-kơ-rê trong bộ tiểu thuyết Hội chợ phù hoa - Ngữ Văn 12 Sức mạnh nào giúp con người bớt đi những lo âu, sự hãi và đau khổ - Ngữ Văn 12 Bàn về cái đẹp trong xã hội và trong thiên nhiên - Ngữ Văn 12 Bàn luận về: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam - Ngữ Văn 12 Bạn nghĩ gì về hạnh phúc - Ngữ Văn 12 Bàn luận câu cổ ngữ: “Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều” - Ngữ Văn 12 "Tiền không phải là tất cả". Bạn nghĩ gì về ý kiến này? - Ngữ Văn 12 Bình luận về tiền tài và hạnh phúc trong cuộc sống - Ngữ Văn 12 Bạn nghĩ gì về bạn và chọn bạn trong cuộc sống - Ngữ Văn 12 Bạn nghĩ gì về thời gian và niềm tin - Ngữ Văn 12 Bình luận ý kiến sau đây của Các Mác: "Tình bạn chân chính là viên ngọc quý" - Ngữ Văn 12 Ý kiến của anh (chị) về câu tục ngữ: "Anh em khinh trước, làng nước khinh sau" - Ngữ Văn 12 Trình bày quan niệm của bạn về câu ngạn ngữ: "Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi" - Ngữ Văn 12 Suy nghĩ về hai chữ: nhẫn nhịn, nhẫn nhục - Ngữ Văn 12 Đáng tự hào cho những tấm lòng nhân đạo bao la giữa người với người - Bài 2 Bình luận câu tục ngữ Pháp: "Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu" - Ngữ Văn 12 Bàn về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội - Ngữ Văn 12 Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam - Ngữ Văn 12 Có ý kiến cho rằng: "Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội". Hãy bàn luận ý kiến đó - Ngữ Văn 12 Bình luận câu cổ ngữ: "Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều" - Ngữ Văn 12 Bình luận về tiền tài và hạnh phúc - Ngữ Văn 12 Anh (chị) nghĩ gì về thời gian và niềm tin? - Ngữ Văn 12 Suy nghĩ của anh (chị) về thời gian - quà tặng kì diệu của cuộc sống Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng" Nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc Nghị luận xã hội về chữ nhẫn Bình luận câu tục ngữ: "Anh em khinh trước, làng nước khinh sau" - Ngữ Văn 12

Nghị luận xã hội về câu "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó"

Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Em hiểu thế nào về lời dạy trên.

Cuộn nhanh đến câu

Dàn ý

1. Mở bài

- Một số thanh niên học sinh thường cố đạt mục đích duy nhất học hành cho thành tài, coi nhẹ việc rèn luyện đạo đức. Lại có người học chưa tốt không chịu cố gắng học tập, rèn luyện tài năng để sau này có thể phục vụ tốt cho xã hội.

-  Để khuyên học sinh chú trọng trau dồi cả đức lẫn tài, Bác Hồ đã căn dặn:

“Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”.

2. Thân bài

* Giải nghĩa từ ngữ

+ Có tài

- Có kiến thức, kinh nghiệm, năng lực hoàn thành công việc của mình hiệu quả cao.

- Giải quyết mọi vấn đề với kết quả tốt nhờ có phương pháp hữu hiệu sáng tạo.

+ Có đức

- Có đạo đức tác phong tốt có ý thức làm chủ, dũng cảm, trung thực mọi người.

- Kính trên, nhường dưới, thương yêu, hết lòng giúp đỡ mọi người tận tụy phục vụ nhân dân...

* Nội dung ý nghĩa câu nói

+ Có tài mà không có đức là người vô dụng

- Có tài mà không đem tài năng phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội thi khả năng đó chẳng ích lợi gì.

- Nếu có tài mà hành động trái đạo đức thì chẳng những vô ích mà còn có hại, bởi tài cao mà không có đạo đức thì càng nguy hại cho xã hội.

- Dẫn chứng: một học sinh giỏi nhưng vô kỉ luật, đạo đức kém, một quản lí có tài nhưng tham ô, một nhà bác học đem khoa học phục vụ mục đích xấu xa.

+ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

- Chính tài năng giúp ta hoàn thành công việc. Nếu chỉ có đạo đức, dù mục đích tốt và tận lực làm, cũng khó làm nên.

- Hữu đức nhưng vô tài thì việc không những không thành mà còn gây tai hại… Đó là một hình thức của bệnh duy ý chí.

- Dẫn chứng: một học sinh hạnh kiểm tốt nhưng học hành yếu kém, một quản lí có nhiệt tình nhưng trình độ văn hoá, chuyên môn yếu kém thì sẽ sai lầm dẫn đến thất bại.

Mối quan hệ giữa tài và đức

- Có đạo đức, có tài năng mới trở thành con người toàn diện.

- Đức thể hiện qua thái độ hành động đúng, mục đích hành động tốt. Tài thể hiện qua thành quả công việc cao.

3. Kết bài

- Thanh niên học sinh cần trau dồi cả đức lẫn tài để trở thành người công dân tốt góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.


Bài mẫu

     Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người và trở thành mục tiêu phấn đấu rèn luyện tu dưỡng của thanh niên. Khi bàn về mối quan hệ giữa đức và tài, trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ đã phát biểu: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

     Vậy thế nào là đức, tài và mối quan hệ giữa đức và tài như thế nào?

     Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể. Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.

     Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi củà người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.

     Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.

     Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.

     Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người.

     Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mong ước.

Nguồn: Sưu tầm

baitap365.com


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về cơ năng động: Định nghĩa và vai trò trong cơ học. Công thức tính cơ năng động và đơn vị đo lường. Định luật bảo toàn cơ năng động và các dạng biến đổi của nó. Ứng dụng của cơ năng động trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về cơ năng và tiềm năng

Khái niệm về tổng cơ năng. Định nghĩa và vai trò. Công thức tính tổng cơ năng. Nguyên lý bảo toàn tổng cơ năng. Các loại năng lượng. Ứng dụng trong thực tế.

Khái niệm về quá trình biến đổi

Sự phân hủy và tái sinh, Sự phản ứng hoá học, Sự truyền nhiễm và sự miễn dịch, Sự thăng hoa và sự suy tàn

Giới thiệu về ứng dụng của Vật lý trong đời sống và công nghiệp

Khái niệm về lượng năng lượng và đơn vị đo lượng năng lượng

Khái niệm về Newton lực: Định nghĩa và vai trò của Newton lực trong vật lý. Ba định luật của Newton và các loại Newton lực. Công thức tính Newton lực và sức đẩy, lực kéo.

Khái niệm về năng lượng tiêu thụ và vai trò của nó trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Năng lượng tiêu thụ là việc sử dụng các nguồn năng lượng trong hoạt động của con người. Nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng hàng ngày. Trong sản xuất, năng lượng tiêu thụ được sử dụng để vận hành công cụ, máy móc và hệ thống. Nó cũng quan trọng trong vận chuyển, lưu trữ và xử lý sản phẩm. Trong tiêu dùng, năng lượng tiêu thụ được sử dụng để cung cấp ánh sáng, nhiệt, điện và di chuyển. Hiểu và quản lý năng lượng tiêu thụ giúp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và tăng hiệu suất hoạt động.

Khái niệm về quá trình vật lý

Xem thêm...
×