Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Cách mạng xã hội là gì? Cách mạng xã hội có nguyên nhân khách quan nào? Thế nào là cải cách xã hội? Theo quan điểm duy vật lịch sử, cách mạng xã hội và cải cách xã hội giữ vai trò gì đối với sự tiến bộ và phát triển của xã hội?

- Khái niệm cách mạng xã hội: Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn.

-    Khái niệm cách mạng xã hội:

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn.

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng.

Đặc trưng và vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp:

Đặc trưng của cách mạng xã hội trong điều kiện xã hội có đấu tranh giai cấp được đặc trưng bằng việc giai cấp cách mạng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền nhà nước, đồng thời tiến hành tổ chức, xây dựng và sử dụng chính quyền nhà nước mới của nó để cải tạo căn bản, toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tức là xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới. Do đó, có thể thấy vấn đề chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.

-   Nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội

 Nguyên nhân khách quan, sâu xa của cách mạng xã hội xuất phát từ mâu thuẫn gay gắt trong bản thân nền sản xuất vật chất của xã hội, tức mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời mà không một cuộc cải cách kinh tế hay chính trị nào có thể giải quyết được. Mâu thuẫn đó biểu hiện về mặt chính trị - xã hội thành cuộc đấu tranh giai cấp và chính sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp này đã tất yếu dẫn đến sự bùng nổ cách mạng,

Ngoài ra, mỗi cuộc cách mạng xã hội còn có nguyên nhân chủ quan của nó, đó là sự phát triển nhận thức và tổ chức của giai cấp cách mạng, tức giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Từ đó tạo ra sự phát triển của phong trào đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác và khi có sự kết hợp chín muồi của các nhân tố khách quan và chủ quan, tức tạo được thời cơ cách mạng, thì khi đó tất yếu cách mạng sẽ bùng nổ và có khả năng thành công.

-    Khái niệm cải cách xã hội

Khái niệm cải cách dùng để chỉ những cuộc cải biến diễn ra trên một hay một số lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội, nhằm hoàn thiện hình thái kinh tế - xã hội đó, như: cải cách thể chế kinh tê, cải cách nên hành chính quốc gia, cải cách nền giáo dục, V.V..

Như vậy, khái niệm cải cách xã hội chẳng những khác với khái niệm cách mạng xã hội mà còn khác với khái niệm đảo chính. Khái niệm đảo chính dùng để chỉ những sự biến tranh giành địa vị quyển lực nhà nước giữa các lực lượng chính trị (thường là trong cùng một giai cấp) và với chủ trương không thay đổi bản chất chế độ hiện thời, nó có thể được tiến hành dưới hình thức bạo lực hoặc phi bạo lực vũ trang.

-     Quan điểm duy vật lịch sử về vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

+ Quan điểm: Cách mạng xã hội giữ vai trò là một trong những phương thức, động lực của sự phát triển xã hội. Không có những cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử thì không thể diễn ra quá trình thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn. Vói ý nghĩa đó mà C. Mác nhận định rằng: các cuộc cách mạng xã hội là những “đầu tầu của lịch sử”, tức vai trò là phương thức thực hiện sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Mặt khác, chính nhờ những cuộc cách mạng xã hội mà các mâu thuẫn cơ bản của đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... được giải quvết triệt để, từ đó tạo ra động lực cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

+ Bằng chứng lịch sử: Lịch sử nhản loại đã chứng minh đầy đủ và rõ nét vai trò của các cuộc cách mạng xã hội đã từng diễn ra trong lịch sử mấy nghìn năm qua. Đó là: cuộc cách mạng thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội nguyên thuỷ lên hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ; cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ nô lệ và thay thế nó bằng chế độ phong kiến; cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa; cuộc cách mạng vô sản thực hiện việc xóa bỏ chế độ chuyên chính tư sản, xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa - đây là cuộc cách mạng vĩ đại nhất, sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại, làm thay đổi hoàn toàn bản chất chế độ chính trị xã hội cũ, xóa bỏ triệt để nguồn gốc chế độ tư hữu sản sinh đối kháng giai cấp đã từng tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử nhân loại.

baitap365.com


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về Công nghệ mới

Sustainable Practices: Definition and Role in Environmental Protection. The concept of Sustainable Practices ensures a balance between economy, society, and environment, protecting natural resources and ecosystems. It promotes efficient resource use, waste reduction, pollution prevention, and encourages innovation and new solutions. It positively impacts human health, creates employment opportunities, and fosters sustainable development in communities. Changing mindset and actions, raising awareness and commitment, and implementing new methods and processes are necessary to achieve Sustainable Practices. Principles of Sustainable Practices encompass sustainable resource use, waste minimization, and biodiversity conservation. Using resources responsibly and ensuring their replenishment and maintenance for the future is crucial. Minimizing waste through recycling, reusing, and reducing is important for environmental sustainability. Biodiversity conservation is at the core of sustainable principles, ensuring the diversity of animal and plant species and natural habitats. Sustainable Practices in production involve using renewable energy sources, recycled materials, and waste reduction. Transitioning to renewable energy reduces dependence on unsustainable sources like coal and oil, benefits the environment, and brings economic advantages. Utilizing recycled materials minimizes natural resource extraction and waste, protecting the environment. Waste reduction is a significant measure for sustainability, focusing on recycling, reusing, and safe waste disposal. Implementing Sustainable Practices in daily life includes energy conservation, minimizing plastic use, and choosing sustainable products. Conserving energy through simple actions like turning off lights when not in use, using energy-efficient devices, and utilizing natural energy sources contributes to sustainability. Reducing plastic use involves using reusable bags, avoiding single-use plastic bottles, and opting for products without plastic packaging. Selecting sustainable products, such as organic and recycled materials, and avoiding environmentally harmful products, contributes to environmental protection and builds a sustainable future.

Eco-friendly products là phương tiện hiệu quả để bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Chúng được sản xuất từ các nguyên liệu tái chế, giảm thiểu khí thải và chất thải, và đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Sử dụng các sản phẩm eco-friendly giúp giảm tác động đến tài nguyên tự nhiên và bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho con người.

Định nghĩa và tiêu chí sản phẩm đạo đức. Tiêu chuẩn sản xuất và lợi ích của sản phẩm đạo đức. Ví dụ về sản phẩm đạo đức trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về nguyên liệu tự nhiên

Các Vật Liệu Tái Tạo: Định Nghĩa, Ưu Điểm, Hạn Chế và Ứng Dụng Khái niệm các vật liệu tái tạo, định nghĩa và vai trò của chúng trong bảo vệ môi trường. Những ưu điểm như khả năng tái chế, giảm ô nhiễm môi trường và sự bền vững. Tuy nhiên, chúng cũng có hạn chế như chi phí sản xuất cao hơn và tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Các vật liệu tái tạo được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày và công nghiệp, giúp giảm lượng rác thải và tiết kiệm tài nguyên tự nhiên.

Khái niệm về Smart Clo - Quần áo thông minh và vai trò trong cuộc sống hiện đại

Giới thiệu về Kỹ thuật dệt may và vai trò của nó trong đời sống và kinh tế

Ecommerce, Business Models, and Payment Methods | Order and Shipping Management in Ecommerce

Khái niệm về Digital Platforms: Định nghĩa và các loại Digital Platforms phổ biến. Thành phần và phân loại của Digital Platforms. Ứng dụng của Digital Platforms trong đời sống và kinh doanh.

Xem thêm...
×