Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Cá Đuối Đỏ
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước

Ngày trước nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh đạo, tức vua quan trọng triều đình, càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia. Tìm hiểu về hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ’ của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.

Cuộn nhanh đến câu

Bài mẫu

1. Mở bài:

- Giới thiệu tầm quan trọng của những người lãnh đạo đất nước.

- Dẫn dắt Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn để thấy rõ vai trò của những người lãnh đạo anh minh...

2. Thân bài: Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác hết lòng vì nước vì dân

a. Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ:

- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài giỏi.

- Trần Quốc Tuấn là vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc.

b. Lý Công Uẩn với Chiếu dời đô

- Lý Công Uẩn - người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước được thịnh trị.

- Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn và quyết sách của Lý Công Uẩn chính là dời đô về Đại La.

c. Khái quát chung:

- Cả 2 tác giả đều là những nhà yêu nước vĩ đại, những bậc lãnh đạo anh minh, sáng suốt của dân tộc.

- Các ngài đã có công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước và bảo vệ nhân dân.

3. Kết bài:

- Hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc.

- Hiện nay để lãnh đạo đất nước cũng cần một thủ lĩnh tài ba, biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng vì nước vì dân.


Bài mẫu

Bài tham khảo số 1

       Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẫn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện những tài năng đức độ của các bậc lãnh đạo anh minh này.

       Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.

       Người viết "Chiếu dời đô" bày tỏ mục đích dời đô là: "vân mệnh trời", "theo ý dân", "thấy thuận thiên thì thay đổi", dời đến nơi "trung tâm trời đất", tiện hướng "nhìn sông dựa núi",… "nơi đây là thánh địa". Đọc văn bản "chiếu dời đô" ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là một vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó.

       Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là vị anh hùng muôn đời của dân tộc. Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài "Hịch tướng sĩ" với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.

       Trong bài Hịch, Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.

       Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.

       Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người. Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ "tam cương, ngũ thường". Ông xứng đáng là tấm gương  sáng để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là một "Áng thiên cổ hùng văn", "tiếng kèn xung trận hào hùng", mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.

       Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".


Nguồn: Sưu tầm

baitap365.com

Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về hồng cầu và quá trình hình thành, các bệnh liên quan và giải thích về kháng thể và quá trình phá hủy hồng cầu trong cơ thể.

Hệ miễn dịch: Giới thiệu, thành phần và vai trò của nó trong cơ thể. Tác động của vi khuẩn và virus đến hệ miễn dịch và cơ chế phản ứng của nó. Tổng quan về hệ miễn dịch tế bào, kháng thể và sự phát triển của nó từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành. Bệnh autoimmunity: Các loại bệnh và cơ chế phản ứng của hệ miễn dịch trong các bệnh này.

Các bài tập và thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch

Cấu tạo và chức năng của mạch máu: giới thiệu, cấu tạo động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và tế bào máu, chức năng cung cấp oxy, dưỡng chất, đào thải chất thải và hỗ trợ trao đổi chất, bệnh lý động mạch vành, tắc nghẽn động mạch, suy tim và suy giảm chức năng tĩnh mạch, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lý mạch máu bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm và phẫu thuật.

Giới thiệu về hệ thống hô hấp và các cơ quan tham gia chính trong cơ thể: phổi, mũi, họng, thanh quản và phế quản. Chức năng của hệ thống hô hấp là cung cấp oxy và loại bỏ khí CO2, điều tiết pH máu và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật. Cần hiểu rõ về từng cơ quan trong hệ thống để có kiến thức cơ bản về sức khỏe và chức năng của mỗi cơ quan. Việc giữ gìn sức khỏe hệ thống hô hấp bao gồm tập thể dục, hít thở sâu, tránh khói thuốc và môi trường ô nhiễm. Các vấn đề thường gặp liên quan đến hệ thống hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, khó thở và cách điều trị cũng cần được quan tâm.

Giới thiệu về tiêu hóa ở dạ dày và các bệnh liên quan đến nó

Khái niệm về ruột non - Vị trí và chức năng của nó trong tiêu hóa

Đông máu, nguyên tắc truyền máu, phân loại máu, tình huống cấp cứu truyền máu và tác dụng phụ của truyền máu - Giải thích và cách xử lý

Giới thiệu về sơ cứu cầm máu và các kỹ năng cần thiết để đối phó với các tình huống khẩn cấp.

Khái niệm về điện trở và các loại điện trở sử dụng trong các thiết bị điện tử và mạch điện được giới thiệu. Nội dung bao gồm định nghĩa và đơn vị của điện trở, các đặc tính của điện trở như sự phụ thuộc vào độ dài, diện tích cắt ngang và chất liệu, các loại điện trở như điện trở dây, điện trở than chì và điện trở bán dẫn. Hướng dẫn cách tính toán điện trở trong mạch đơn giản và ứng dụng của điện trở trong đời sống như điều khiển nhiệt độ và bảo vệ mạch điện.

Xem thêm...
×