Soạn bài Chiều tối - Ngữ văn 11. Câu 1. Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài Chiều tối.
Câu 1
Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chú ý câu 2 và câu 3).
Câu 2
Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu.
Câu 3
Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau như thế nào?
Câu 4
Câu 4 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài Chiều tối.
Trả lời:
Cảnh chiều tối, như trên đã nói, thật buồn. Song nó vẫn có điểm sáng gợi một chút tươi vui. Có thể nói trong bức tranh chiều tối này, nổi bật lên một màu rực rỡ, ấy là ánh sáng hồng của lò than soi tỏ hình ảnh một cô gái xóm núi đang xay ngô để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Bản nçuyên tác không nói tối mà người đọc vẫn cảm nhận được trời đang chuyển vào đêm, ấy chính là nhờ sự xuất hiện của hình ảnh lò than rực hồng. Lò than tỏa ánh sáng cho cả bài thơ. Nó không thực sự gợi ra niềm vui, nhưng nó gợi ra hơi ấm và một chút nào đó niềm tin.
Theo lẽ thường, tâm trạng của một người ở vào hoàn cánh của tác giả thật không thể vui. Thực tế cho thấy, ở hai câu đầu của bài thơ, tâm trang của nhà thơ cũng vậy - cảnh buồn và lòng người cũng không vui. Vui sao được khi đang phải chịu cảnh tù đày oan ức nơi quê người đất khách. Thế nhưng ở hai câu thơ sau, ánh sáng và niềm vui của con người bỗng hiện lên qua ánh lửa hồng. Cái mệt mỏi, cô quạnh dường như cũng vơi đi. Thế mới biết, ở Bác, niềm vui nỗi buồn luôn gắn liền với cái vui, cái buồn của nhân loại. Thế mới biết, một phần lẽ sống đáng quý của Người, ấy là sự lạc quan.
Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Trong bài thơ, hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Trong Chiều tối, có thể xem, hình ảnh đẹp nhất, thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hổn của Hồ Chí Minh là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng (Xem lại phần phân tích ở trên).
Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Trong bài Đọc thơ Bác, Hoàng Trung Thông viết:
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Điều đó thể hiện trong bài thơ Chiều tối như thế nào?
Trả lời:
Vần thơ cùa Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
(Đọc thơ Bác)
- Chất thép trong thơ Hồ Chí Minh (biểu hiện rõ nhất trong Nhật kí trong tù) ấy là cái dũng khí kiên cường, phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời.
- Chất tình là tình cảm dào dạt với thiên nhiên, cuộc sống, con người.
- Bài thơ Chiều tối, trước hết là một bài thơ giàu cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên. Thiên nhiên được cảm thụ theo một quan điểm riêng và thể hiện theo một bút pháp riêng. Nhà thơ không coi trọng việc vẽ lại hình xác của cảnh vật mà chi muốn ghi lại cái linh hồn của tạo vật bằng những nét chấm phá. Thiên nhiên trong Chiều tối là thiên nhiên đồng điệu với lòng người. Nó khắc sâu tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và sự khao khát tự do.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên
- Phần 2 (hai câu cuối): bức tranh đời sống con người
Nội dung chính
Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. |
baitap365.com
Bài đọc
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365