Bài 4. Hai đường thẳng song song
Lý thuyết về hai đường thẳng song song
Trả lời câu hỏi 1 Bài 4 trang 90 SGK Toán 7 Tập 1 Trả lời câu hỏi 2 Bài 4 trang 90 SGK Toán 7 Tập 1 Bài 24 trang 91 SGK Toán 7 tập 1 Bài 25 trang 91 SGK Toán 7 tập 1 Bài 26 trang 91 SGK Toán 7 tập 1 Bài 27 trang 91 SGK Toán 7 tập 1 Bài 28 trang 91 SGK Toán 7 tập 1 Bài 29 trang 92 SGK Toán 7 tập 1 Bài 30 trang 92 SGK Toán 7 tập 1 Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 3, 4 - Chương 1 - Hình học 7 Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 3, 4 - Chương 1 - Hình học 7 Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 3, 4 - Chương 1 - Hình học 7 Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 3, 4 - Chương 1 - Hình học 7 Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 3, 4 - Chương 1 - Hình học 7Lý thuyết về hai đường thẳng song song
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.
I. Các kiến thức cần nhớ
1. Khái niệm hai đường thẳng song song
Hai đường thẳng song song (trong mặt phẳng) là hai đường thẳng không có điểm chung.
Kí hiệu a//b.a//b.
- Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
+ Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng song song.
+ Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành một cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng song song.
+ Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành một cặp góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng song song.
Ngoài ra ta còn có dấu hiệu: Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành một cặp góc so le ngoài bằng nhau thì hai đường thẳng song song.
Ví dụ:
+) ^A1=^B1ˆA1=ˆB1
Mà 2 góc này ở vị trí so le trong
⇒a//b⇒a//b
+) ^A3=^B1ˆA3=ˆB1
Mà 2 góc này ở vị trí đồng vị
⇒a//b⇒a//b
+) ^A2+^B1=1800ˆA2+ˆB1=1800
Mà 2 góc này ở vị trí trong cùng phía
⇒a//b⇒a//b
3. Tiên đề Ơ-clít về hai đường thẳng song song
Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
4. Tính chất hai đường thẳng song song
Nếu hai đường thẳng song song bị cắt bởi một đường thẳng thứ ba thì:
+ Hai góc so le trong còn lại bằng nhau
+ Hai góc đồng vị bằng nhau
+ Hai góc trong cùng phía bù nhau
Ví dụ:
Nếu a//ba//b thì {ˆA1=ˆB1ˆA3=ˆB1ˆA2+ˆB1=1800
5. Vẽ hai đường thẳng song song
Một số cách vẽ được minh họa như sau:
II. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Nhận biết và chứng minh hai đường thẳng song song
Phương pháp:
Xét cặp góc so le trong, cắp góc đồng vị hoặc cặp góc trong cùng phía.
Rồi sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
Dạng 2: Tính số đo góc tạo bởi đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
Phương pháp:
Sử dụng tính chất: Nếu hai đường thẳng song song bị cắt bởi một đường thẳng thứ ba thì:
+ Hai góc so le trong còn lại bằng nhau
+ Hai góc đồng vị bằng nhau
+ Hai góc trong cùng phía bù nhau
Dạng 3: Xác định các góc bằng nhau hoặc bù nhau dựa vào tính chất hai đường thẳng song song
Phương pháp:
Bước 1: Chứng minh hai đường thẳng song song (nếu chưa có)
Bước 2: Sử dụng tính chất:
Nếu hai đường thẳng song song bị cắt bởi một đường thẳng thứ ba thì:
+ Hai góc so le trong còn lại bằng nhau
+ Hai góc đồng vị bằng nhau
+ Hai góc trong cùng phía bù nhau
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365