Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Châu Chấu Xanh lá
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Viết một thư cho một bạn ở nước ngoài để làm quen và tỏ bày tình cảm của mình

Đề: em hãy viết một thư cho một bạn ở nước ngoài để làm quen và tỏ bày tình cảm của mình.

Cuộn nhanh đến câu

Dàn ý

1. Phần đầu thư: 

- Địa điểm, ngày.... tháng...năm
- Tự giới thiệu về bản thân.
2. Phần chính bức thư:
- Hỏi thăm sức khỏe, học tập, gia đình,...
- Em biết gì về bạn và đất nước của bạn?
- Bày tỏ mong muốn được làm quen với bạn
3. Phần kết thư: 
- Gửi lời chúc đến bạn, hẹn bạn sang Việt Nam chơi để tìm hiểu nhiều hơn.

Bài mẫu 1

        Đồng Hới, ngày … tháng … năm …
        Bạn Na-ka-mu-ra thân mến!
        Mình tên là Nguyễn Ngọc Anh Phượng, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Hôm thứ hai tuần rồi, mình thấy bạn xuất hiện trên ti vi qua làn sóng VTV3 với một gương mặt dễ thương. Bạn đã vẽ được một bức tranh thật có ý nghĩa về nội dung “ tác hại của chất phóng xạ “ từ hai quả bom nguyên tử mà đế quốc Mỹ đã ném xuống trên đất nước bạn hồi chiến tranh thế giới thứ hai. Bức tranh mang một thông điệp thật lớn lao: phản đối chiến tranh và ước mơ của tuổi thơ là được sống trong hạnh phúc hòa bình. Mình rất thích môn vẽ Na-ka-mu-ra ạ!
        Bạn cũng là một cô bé đang vượt lên trên số phận của mình đấy. Tác hại của chất phóng xạ đã làm cho đôi chân của bạn không bình thường như chúng mình. Nhưng ý chí và nghị lực của bạn thật đáng cho trẻ em trên toàn thế giới khâm phục. Bức thư này, mình muốn bày tỏ sự cảm phục của mình đối với bạn và muốn làm quen với bạn. Để từ đây chúng mình có thể trao đổi với nhau qua những bức thư ngắn ngủi như thế này Na-ka-mu-ra nhé! Mình xin dừng bút đây. Chúc bạn thành công trong nghệ thuật hội họa.


Bạn gái làm quen
Phượng
Nguyễn Ngọc Ái Phượng


Bài mẫu 2

       Hà Nội, ngày… tháng… năm…
       Bạn An-na thân mến!
       Từ đất nước Việt Nam, mình viết thư cho bạn đây! Mình tên là Trần Dạ Hương, học lớp 4B, trường tiểu học Lê Hồng Phong, phường 11, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Mình và bạn cùng một tuổi đấy và cùng học tiểu học, cùng chung ý thích và cả ước mơ nữa. Vậy là chúng ta có rất nhiều điểm trùng hợp. Bạn thích làm thơ mình cũng thế! Bạn muốn trở thành nhà nghiên cứu trên lĩnh vực môi trường thì mình cũng vậy. Hôm đọc bài thơ “ Màu xanh của em “ đã được dịch ra tiếng Việt đăng trên báo “ Khăn quàng đỏ “, mình thích lắm. Bài thơ đã nói hộ ước mơ của mình của bạn và của cả trẻ em trên khắp hành tinh này. Mình cũng đã làm một bài nhưng thế với tựa đề: “ Em yêu màu xanh “. Lúc nào đó mình sẽ gởi cho bạn và mong bạn sẽ đọc và góp ý cho mình.
       Vậy An-na nhé. Cuối thư mình chúc bạn khỏe, làm được nhiều bài thơ hay và nhí nhảnh, yêu đời như hồn thơ của bạn.


Bạn mới
Hương
Trần Dạ Hương

baitap365.com


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về nguồn nhiệt, định nghĩa và vai trò của nó trong đời sống và công nghiệp. Nguồn nhiệt là nguồn cung cấp năng lượng nhiệt trong truyền nhiệt. Nguồn nhiệt tự nhiên bao gồm năng lượng mặt trời, địa nhiệt, gió, nước và sinh vật. Nguồn nhiệt nhân tạo bao gồm nhiên liệu hóa thạch, điện năng hạt nhân và năng lượng tái tạo. Công nghệ sử dụng nguồn nhiệt bao gồm năng lượng mặt trời, địa nhiệt, năng lượng gió, nước và hạt nhân.

Khái niệm vật liệu cháy và vai trò của nó trong các quá trình cháy. Vật liệu cháy là các chất liệu có khả năng cháy trong môi trường cháy. Chúng có thể là chất hữu cơ như gỗ, giấy, nhựa, vải, dầu, than cốc hoặc chất không hữu cơ như kim loại, nhựa tổng hợp, cao su. Vật liệu cháy đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiệt lượng và nguyên liệu để duy trì hiện tượng cháy. Độ dễ cháy, nhiệt lượng tỏa ra và khả năng lan truyền lửa là các tính chất quan trọng của vật liệu cháy. Vật liệu cháy được chia thành hai loại chính: vật liệu hữu cơ và vật liệu không hữu cơ. Vật liệu cháy cũng đóng vai trò trong sự phát triển và lan truyền của lửa.

Khái niệm về xăng dầu

Phòng cháy: Khái niệm và mục đích

Khái niệm về chữa cháy

Khái niệm về Thiệt hại về người

Khái niệm về thiệt hại về tài sản

Khái niệm về chất gây cháy và các tính chất cơ bản của chúng

Khái niệm về gia đình

Khái niệm về tác nhân cháy

Xem thêm...
×