Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Truyền tải điện năng. Máy biến áp

1. Truyền tải điện năng đi xa ..

TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG

MÁY BIẾN ÁP

I - MÁY BIẾN ÁP.

1. Khái niệm

- Là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp (xoay chiều) và không làm thay đổi tần số của nó.

2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động

Cấu tạo

- Gồm có hai cuộn dây : cuộn sơ cấp có N1 vòng và cuộn thứ cấp có N2 vòng. Lõi biến áp gồm nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau để tránh dòng Fu-cô và tăng cường từ thông qua mạch.

- Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà U2

- Cuộn sơ cấp nối với mạch điện xoay chiều còn cuộn thứ cấp nối với tải tiêu thụ điện.

* Nguyên tắc hoạt động:

Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

- Từ thông qua cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là Φ1=N1Φ0cos(ωt)  và Φ2=N2Φ0cos(ωt)

 - Trong cuộn thứ cấp xuất hiện suất điện động cảm ứng e2 có biểu thức  e2=dΦdt=N2ωΦ0sinωt

3. Khảo sát máy biến áp

Gọi N1, N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp.

Gọi U1, U2 là hiệu điện thế 2 đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp.

Gọi I1, I2 là cường độ hiệu dụng của dòng điện 2 đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp.

Suy ra, tỉ số điện áp 2 đầu cuộn thứ cấp bằng tỉ số vòng dây của 2 cuộn tương ứng e2e1=N2N1

Tỉ số e2/e1 không đổi theo thời gian nên ta có thể thay bằng giá trị hiệu dụng ta được E2E1=N2N1(1)

Điện trở thuần của cuộn sơ cấp rất nhỏ nên U1 = E1, khi mạch thứ cấp hở nên U2 = E2, (2)

Từ (1) (2) ta được N2N1=U2U1, (*)

* Nếu N2 > N1 U2 > U1 : gọi là máy tăng áp.

* Nếu N2 < N1 U2 < U1 : gọi là máy hạ áp.

Vì hao phí ở máy biến áp rất nhỏ, coi như công suất ở 2 đầu cuộn thứ cấp và sơ cấp như nhau.

P1=P2U1I1=U2I2 (**)

Từ(*) và (**) ta có U1U2=N1N2=I2I1

Video mô phỏng máy biến áp và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp

Kết luận: Dùng máy biến áp tăng điện áp bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện giảm bấy nhiêu lần và ngược lại.

Công thức (*) luôn được áp dụng cho máy biến áp, còn công thức (**) chỉ được áp dụng khi hao phí không đáng kể hoặc hai đầu cuộn thứ cấp để hở

II - TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG.

Công suất cần truyền tải điện năng P=UIcosφ , (1)

Trong đó P là công suất cần truyền đi, U là điện áp tại nơi truyền đi, I là cường độ dòng điện trên dây dẫn truyền tải, cosφ là hệ số công suất.

Đặt ΔP=I2R là công suất hao phí, từ (1) suy ra I=PUcosφΔP=I2R=(PUcosφ)2R=P2(Ucosφ)2R

với R là điện trở đường dây. Vậy công suất tỏa nhiệt trên đường dây khi truyền tải điện năng đi xa là:

ΔP=P2(Ucosφ)2R

Để khi đến nơi sử dụng thì mục tiêu là làm sao để giảm tải công suất tỏa nhiệt P để phần lớn điện năng được sử dụng hữu ích ta phải tăng U.

Sơ đồ tư duy về truyền tải điện năng. Máy biến áp - Vật lí 12



Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về hệ thống mạch máu

Khái niệm về quá trình trao đổi chất

Khái niệm vận chuyển chất dinh dưỡng

Khái niệm tạo năng lượng và vai trò của nó trong đời sống và công nghiệp. Sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng. Phát triển công nghệ tạo năng lượng sạch để giảm tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Các nguồn năng lượng tự nhiên và nhân tạo bao gồm năng lượng mặt trời, gió, nước, than đá, dầu khí và hạt nhân. Các phương pháp tạo năng lượng bao gồm đốt cháy, hạt nhân, điện gió, điện mặt trời và thủy điện. Ứng dụng của năng lượng trong sản xuất điện, vận chuyển, sản xuất và chế biến hàng hóa, nghiên cứu khoa học và y học.

Khái niệm về đào thải chất thải

Khái niệm về động mạch bị tắc nghẽn, nguyên nhân và cơ chế gây ra tình trạng này. Động mạch bị tắc nghẽn là tình trạng khi các động mạch bị tắc, làm giảm hoặc ngăn chặn luồng máu thông qua chúng. Nguyên nhân có thể là do tích tụ mỡ, bánh mỡ, tăng áp lực hoặc tắc nghẽn do đá. Tình trạng này thường xảy ra ở các động mạch lớn như động mạch tim, động mạch não và động mạch chân.

Giới thiệu về hệ thống mạch máu, vai trò và thành phần của nó. Bệnh lý liên quan đến hệ thống mạch máu bao gồm bệnh tim mạch, bệnh động mạch và bệnh tĩnh mạch. Cách duy trì hệ thống mạch máu khỏe mạnh bằng ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và thư giãn hiệu quả. Phương pháp kiểm tra và chăm sóc hệ thống mạch máu bao gồm xét nghiệm, siêu âm và phương pháp điều trị.

Giới thiệu về động mạch vành và vai trò cung cấp máu và oxy cho tim. Cấu trúc và chức năng của động mạch vành. Rối loạn động mạch vành và biện pháp phòng ngừa và điều trị.

Giới thiệu về bệnh lý mạch máu - Định nghĩa, nguyên nhân và triệu chứng. Các bệnh lý mạch máu thường gặp - Ví dụ: bệnh vành tám thất. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý mạch máu - Ví dụ: siêu âm Doppler, CT scan. Phương pháp điều trị bệnh lý mạch máu - Ví dụ: thuốc giãn mạch, thuốc kháng đông, đặt stent.

Giới thiệu về Xơ vữa động mạch - Nguyên nhân và tác động đến sức khỏe con người. Cơ chế phát triển, triệu chứng và biến chứng của bệnh. Phòng ngừa và điều trị Xơ vữa động mạch.

Xem thêm...
×