Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết lực ma sát

A.TÓM TẮT LÍ THUYẾT

A.TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. Lực ma sát trượt

1. Sự xuất hiện của lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt.

- Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, làm cản trở chuyển động của vật.

- Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

- Biểu thức: 

Fms=μt.N

Trong đó: μt  là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.

2. Đặc điểm độ lớn của lực ma sát trượt

- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

II. Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác để cản trở chuyển động lăn của vật.

- Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều lần hệ số ma sát trượt.

- Vai trò của lực ma sát lăn:

Vì lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt nên để hạn chế tác hại của ma sát trượt, người ta tìm cách thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn nhờ các ổ bi, con lăn… Ma sát lăn giúp cho vật chuyển động dễ dàng hơn.

III. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật nằm yên trên bề mặt vật khác.

* Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

- Lực ma sát nghỉ có:

+ Điểm đặt lên vật (sát bề mặt tiếp xúc).

+ Phương song song với mặt tiếp xúc.

Chiều ngược chiều với lực (hợp lực) của ngoại lực (các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc) hoặc chiều chuyển động của vật.

- Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật sẽ trượt.

=> Fmsnmax = Fmst

* Vai trò: Lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động giúp các vật chuyển động.

Sơ đồ tư duy về lực ma sát


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

"Khái niệm về dạng ion và các tính chất của chúng"

Khái niệm về khả năng truyền nhiệt

Khái niệm đun nóng và cách tạo nhiệt độ để đun nóng

Khái niệm về xử lý, phương pháp xử lý cơ bản, xử lý dữ liệu số, tín hiệu, hình ảnh và ngôn ngữ tự nhiên, phương pháp xử lý số liệu như lọc, sắp xếp, phân tích và biểu đồ hóa, kỹ thuật xử lý văn bản như tách từ, tách câu, loại bỏ stop words và phân tích cảm xúc, phương pháp xử lý hình ảnh và âm thanh như lọc, nhận dạng và phân tích tín hiệu.

Khái niệm về đóng dấu và vai trò bảo vệ tài liệu và sản phẩm. Các phương pháp đóng dấu nóng, đóng dấu lạnh, đóng dấu bằng laser và đóng dấu bằng hóa chất. Các loại dấu cao su, dấu mực, dấu in và dấu gỗ. Phương pháp kiểm tra đóng dấu sử dụng ánh sáng UV, máy quét và hóa chất. Quy định về sử dụng dấu trong kinh doanh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Khái niệm về rèn và vai trò của nó trong ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo. Các công nghệ rèn bao gồm rèn dập nóng, rèn dập lạnh, rèn bóng và rèn xoắn. Các loại vật liệu được rèn bao gồm thép, nhôm, đồng và titan. Quá trình rèn bao gồm chuẩn bị nguyên liệu, đốt nóng, rèn dập và xử lý bề mặt. Ứng dụng của rèn trong đời sống, công nghiệp và quân sự.

Khái niệm về ferromagnetic

Khái niệm về nam châm - định nghĩa và vai trò trong đời sống và công nghiệp. Nguyên lý hoạt động, loại và quá trình sản xuất nam châm. Ứng dụng của nam châm trong thang máy, loa và các thiết bị điện tử.

Định nghĩa về tính chất cơ học của sắt và vai trò của nó trong lĩnh vực kỹ thuật. Tính chất cơ học của sắt là khả năng chịu lực và biến dạng khi tải trọng được áp dụng. Điều này cho phép sắt có thể chịu được các tải trọng và lực tác động khác nhau mà không bị hư hỏng hoặc đổ vỡ.

Khái niệm về độ bền kéo

Xem thêm...
×