Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Ong Đỏ
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du

Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Cuộn nhanh đến câu

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.

2. Sự nghiệp sáng tác:

- Sự nghiệp sáng tác được đánh giá cao cả về chữ Hán và chữ Nôm.

- Tinh thần nhân đạo sâu sắc.

- Các giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao.

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Du:

Tham khảo thêm tại đây


II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Vị trí đoạn trích

- Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

b. Bố cục (4 phần)

- Phần 1 (4 câu đầu): giới thiệu 2 chị em Thúy Kiều

- Phần 2 (4 câu tiếp): vẻ đẹp của Thúy Vân

- Phần 3 (12 câu tiếp): vẻ đẹp của Thúy Kiều

- Phần 4 (4 câu cuối): cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Khái quát vấn đề chung

- Miêu tả nhân vật, khắc họa tính cách và số phận của con người là tài năng của Nguyễn Du, đây là thành công lớn của ông.

- Miêu tả nhân vật chính diện: sử dụng bút pháp lý tưởng hóa nhân vật. Miêu tả nhân vật phản diện: bút pháp hiện thực hóa. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện vẻ đẹp toàn bích tới chuẩn mực Á Đông là hai nàng Vân, Kiều.

b. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân (4 câu)

- Ban đầu, Nguyễn Du gợi tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều từ hình ảnh thiên nhiên: mai, tuyết. Bút pháp ước lệ gợi ấn tượng về vẻ đẹp với cốt cách như mai, thanh tao, và cốt cách trong trắng, tinh khôi như tuyết

- Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: thanh cao, duyên dáng, trong trắng.

    + Câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” khái quát được vẻ đẹp cao sang, quý phái của nàng.

    + Vẻ đẹp của Vân sánh với những thứ đẹp nhất từ tự nhiên như hoa, mây trăng, tuyết, ngọc.

    + Chân dung của Thúy Vân đẹp từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, làn da, với phong thái điềm đạm (các chi tiết so sánh, ẩn dụ thú vị trong thơ).

→ Vẻ đẹp của Vân hơn mọi chuẩn mực của tự nhiên, khiến tự nhiên cúi đầu chịu ‘thua”, “nhường”, ắt hẳn cuộc đời nàng sẽ được an ổn, không sóng gió.

c. Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều (12 câu tiếp theo)

- Tác giả tả vẻ đẹp Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp Thúy Kiều:

    + Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp của Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo về trí tuệ.

    + Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng: thu thủy, xuân sơn để đặc tả riêng đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều.

    + Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp khiến tự nhiên phải ganh ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn.

    + Cái tài của Thúy Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa.

    + Nhấn mạnh tài đàn của nàng, đặc biệt cung đàn bạc mệnh của nàng (Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân) là tiếng lòng của trái tim đa sầu, đa cảm.

→ Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngã đầy sóng gió bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.

- Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước rồi miêu tả Thúy Kiều, thủ pháp đòn bẩy này làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

- Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều (vẻ đẹp mang số phận): mặn mà, trang trọng, sắc sảo...

- Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê, tăng tiến, điển tích điển cố... được sử dụng linh hoạt trong đoạn trích.

→ Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách thể hiện con người quen thuộc trong thơ ca trung đại (miêu tả qua những công thức, chuẩn mực có sẵn được quy ước trong nghệ thuật).

d. Giá trị nội dung

- Đoạn trích đã gợi tả vẻ đẹp và khắc họa rõ nét bức chân dung chị em Thúy Kiều.

- Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.

e. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ tượng trưng.

- Sử dụng điển cố, điển tích.

Sơ đồ tư duy về đoạn trích "Chị em Thúy Kiều":

baitap365.com


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Giới thiệu về sự phân tán ánh sáng - Tầm quan trọng và ứng dụng trong cuộc sống

Định luật bảo toàn năng lượng và các phương pháp chuyển đổi năng lượng

Giới thiệu về tốc độ phản ứng và yếu tố ảnh hưởng đến nó

Tế bào và cấu trúc tế bào, quá trình trao đổi chất, quá trình điều hòa nội bào, quá trình phân chia tế bào, và quá trình truyền gen và tổ hợp gen trong di truyền và sinh sản".

Khái niệm cấu trúc phân tử và vai trò của nó trong hóa học - Nguyên tử và liên kết hóa học - Cấu trúc phân tử của hợp chất - Phân tử đa nguyên - Cấu trúc phân tử và tính chất hóa học.

Sự kết hợp hóa học và tầm quan trọng của nó trong đời sống | Các loại phản ứng hóa học và ứng dụng của chúng | Bài tập áp dụng kiến thức đã học | Tổng kết và khuyến khích áp dụng kiến thức vào thực tế.

Khái niệm về truyền nhiệt và các đại lượng liên quan trong cuộc sống

Phân tách phân tử: khái niệm, các phương pháp và ứng dụng trong các quá trình hóa học

Sự phản ứng oxi hóa-khử và các ứng dụng của nó

Định luật Ohm và vai trò của nó trong điện học - Công thức tính toán định luật Ohm là I = V/R, mô tả mối liên hệ giữa điện áp, dòng điện và điện trở trong một mạch điện. Định luật này được đặt theo tên của Georg Simon Ohm, một nhà vật lý người Đức, và đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của điện học. Nó giúp hiểu rõ hơn về các vật dẫn và cách chúng tương tác với dòng điện, và có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong thiết kế và xây dựng các thiết bị điện tử, hệ thống điện và các mạch điện khác.

Xem thêm...
×