Trò chuyện
Tắt thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Sư Tử Hồng
Đại Sảnh Kết Giao
Chat Tiếng Anh
Trao đổi học tập
Trò chuyện linh tinh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Phương pháp giải một số bài tập về cân bằng hóa học

Phương pháp giải một số bài tập về cân bằng hóa học

Dạng 1: Lý thuyết về cân bằng hóa học

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

A. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.             

B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.

C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.      

D. xảy ra giữa hai chất khí.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Phản ứng thuận nghịch là phản ứng trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

Đáp án A

Ví dụ 2: Cân bằng hoá học

A. là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt cân bằng hoá học, các phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra với tốc độ bằng nhau.

B. là một cân bằng tĩnh vì khi đó, các phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại.

C. là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt cân bằng hoá học, các phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra nhưng với tốc độ không bằng nhau.

D. là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt cân bằng hoá học, phản ứng thuận dừng lại còn phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Định nghĩa cân bằng hóa học: là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt cân bằng hoá học, các phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra với tốc độ bằng nhau.

Đáp án A

Ví dụ 3: Hằng số cân bằng của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây ?

A. Nhiệt độ.

B. Chất xúc tác.             

C. Áp suất.

D. Nồng độ các chất phản ứng.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Hằng số cân bằng của một phản ứng thuận nghịch chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, nếu nhiệt độ không đổi, hằng số cân bằng được giữ nguyên và ngược lại.

Đáp án A

Ví dụ 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là :

A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.

B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.

C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Lưu ý: Chất xúc tác và diện tích bề mặt chỉ ảnh hưởng đến tốc độ hóa học.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là: nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

Đáp án C

Dạng 2: Bài toán tính hằng số cân bằng

* Một số lưu ý cần nhớ:

Xét phản ứng hóa học:

a A + b B \vboxto.5ex\vssc C + d D

Hằng số cân bằng  :K = [C]c[D]d[A]a[B]b

* Một số ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt độ (toC) ; khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp NH3 là :

A. 1,278.                           B. 3,125.

C. 4,125.                           D. 6,75.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Nồng độ mol của H2 ban đầu là: 0,5 : 0,5 = 1M

Nồng độ mol của N2 ban đầu là: 0,5 : 0,5 = 1M

Nồng độ mol của NH3 sau phản ứng là: 0,2 : 0,5 = 0,4M

Ta có phương trình phản ứng:

       N2 + 3H2 \vboxto.5ex\vss2NH3

Bđ   1        1

Pu  0,2      0,6           0,4

Spu 0,8     0,4           0,4

 

=> KC=[NH3]2[N2].[H2]3=0,420,8.0,43=3,125

Đáp án B

Ví dụ 2: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là :

A. 3,125.                           B. 0,500.

C. 0,609.                            D. 2,500.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Ta có phương trình:

          N2 +3H2 → 2NH3

Bđ    0,3    0,7

pư     x       3x         2x

spư 0,3 –x  0,7 – 3x  2x

Theo đề bài sau phản ứng, lượng H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được

=> 0,73x0,3x+0,73x+2x=12.

=> x = 0,1

Sau phản ứng số mol của N2, H2, NH3 lần lượt là 0,2; 0,4; 0,2

=> K = 0,220,2.0,43=3,125

Đáp án A.

Dạng 3: Xác định nồng độ các chất trong phản ứng thuận nghịch

Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng :

N2  +  3H2 \vboxto.5ex\vss 2NH3

Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M ; [H2] = 3M ; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là :

A. 3 và 6.                           B. 2 và 3.

C. 4 và 8.                           D. 2 và 4.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Xét lượng N2, H2 tham gia phản ứng, thì ta có phương trình:

N2 + 3H2 → 2NH3 (1)

(1)   CM N2 phản ứng = ½ CM NH3 sinh ra = 1M

(1) CM H2 = 3/2 CM NH3 sinh ra = 3M

=> CM N2 ban đầu = 1 + 2 = 3M

CM H2 ban đầu = 3 + 3 = 6M

Đáp án A.

Ví dụ 2: Cho phản ứng hóa học :  CO (k)   +   Cl2 (k)  \vboxto.5ex\vss  COCl2 (k)   KC = 4

Biết rằng ở toC nồng độ cân bằng của CO là 0,20 mol/l và của Cl2 là 0,30 mol/l. Nồng độ cân bằng của COCl2  ở toC là :

A. 0,024 (mol/l).

B. 0,24 (mol/l).

C. 2,400 (mol/l).

D. 0,0024 (mol/l).

Hướng dẫn giải chi tiết:

Từ phương trình hóa học

KC=[COCl2][CO].[Cl2]=[COCl2]0,2.0,3=4=>[COCl2]=40,20,3=0,024M

Đáp án A

baitap365.com


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về năng lực giải quyết vấn đề

Khái niệm về học tập - Định nghĩa và vai trò của học tập trong cuộc sống. Phương pháp học tập hiệu quả - Các kỹ năng tự học, phân tích và tổng hợp thông tin, lập kế hoạch và kiểm soát thời gian. Định hướng học tập - Lựa chọn ngành nghề, tìm hiểu trường đại học và chương trình đào tạo. Xây dựng thói quen học tập - Tập trung và giữ động lực, phát triển kỹ năng học tập và tạo môi trường học tập tích cực.

Khái niệm về sản phẩm công nghiệp

Khái niệm về thuốc nhuộm

Khái niệm cân bằng hóa học và tầm quan trọng trong đời sống và công nghiệp. Hệ số trong phương trình hóa học và cách sử dụng chúng. Các bước cần thiết để cân bằng phản ứng hóa học. Quá trình cân bằng hóa học và các ứng dụng trong sản xuất phân bón, dược phẩm, xử lý nước và các quá trình sản xuất khác. Ví dụ về cân bằng hóa học trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về chất điện phân

Khái niệm về phân ly ion và vai trò của nó trong hóa học. Cơ chế phân ly ion và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực khác nhau. Tác động của nhiệt độ và nồng độ lên phân ly ion và hiệu suất phản ứng. Ứng dụng của phân ly ion trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về dung dịch điện phân

Khái niệm về hợp chất ion

Khái niệm về tính tan và cách đo lường nó trong hóa học. Tính tan có ứng dụng trong việc hòa tan muối, đường và chất dinh dưỡng trong nước hàng ngày. Ngoài ra, tính tan còn được sử dụng trong việc hòa tan thuốc, vitamin và chất hóa học khác để tạo ra dung dịch y tế và công nghiệp. Định nghĩa tính tan dựa trên khả năng tương tác giữa phân tử chất và phân tử nước. Có ba phương pháp đo tính tan trong nước là đo khối lượng, đo nồng độ và đo dẫn điện. Nhiệt độ, áp suất, độ tinh khiết và mức độ khuấy trộn là những yếu tố ảnh hưởng đến tính tan của chất trong nước. Tính tan trong nước được phân loại thành chất tan, chất ít tan và chất không tan. Tính tan đóng vai trò quan trọng trong hóa học và các lĩnh vực liên quan.

Xem thêm...
×