Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Bọ Hung Hồng
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Phương pháp giải một số dạng bài tập về mạch dao động

Tổng hợp cách giải một số dạng bài tập về mạch dao động thường gặp

1. Dạng 1: Xác định chu kì, tần số của mạch dao động

- Tần số góc: ω=1LCT=2πLC;f=12πLC

  • Lập tỉ số, ta có: T1T2=f2f1=ω1ω2=L2L1.C2C1
  • ω0=1LC=I0Q0,T=2πQ0I0,f=I02πQ0

- Bài toán ghép tụ điện nối tiếp và song song

Mạch gồm L và C1 có tần số f1 - Mạch gồm L và C2 có tần số f2

- Bài toán ghép cuộn cảm nối tiếp và song song

Mạch gồm L1 và C có tần số f1 - Mạch gồm L2 và C có tần số f2

Ví dụ: Một mạch dao động gồm cuộn dây L và tụ điện C. Nếu dùng tụ C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 60kHz, nếu dùng tụ C2 thì tần số dao động riêng là 80kHz. Hỏi tần số dao động riêng của mạch là bao nhiêu nếu:

a) Hai tụ C1C2 mắc song song

b) Hai tụ C1C2 mắc nối tiếp

Hướng dẫn giải

a) C1//C2

=> 1f2=1f21+1f22=1602+1802f=48kHz

b) C1ntC2

=> f2=f21+f22=602+802f=100kHz

2. Dạng 2: Xác định I0, Q0, U0, u, i

- Từ phương trình dao động: q=Q0cos(ωt+φ),i=q=ωQ0sin(ωt+φ)=I0cos(ωt+φ+π2)

u=qC=Q0Ccos(ωt+φ)=U0cos(ωt+φ)

=> Mối liên hệ giữa các đại lượng:

I0=ωQ0=Q0LC , U0=Q0C=I0ωC=ωLI0=I0LC

- Điện áp tức thời:

  • Cách 1: Thay vào phương trình: u=qC=Q0Ccos(ωt+φ)=U0cos(ωt+φ)
  • Cách 2: u2=U20LCi2=LC(I20i2)

- Dòng điện tức thời:

  • Cách 1: Thay vào phương trình:i=q=ωQ0sin(ωt+φ)=I0cos(ωt+φ+π2)
  • Cách 2: i2=I20CLu2=CL(U20u2)

- Điện tích tức thời:

  • Cách 1: Thay vào phương trình: q=Q0cos(ωt+φ)
  • Cách 2: q2=(Cu)2=Q20i2ω2=1ω2(I20i2)

Điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng: U=U02;I=I02

3. Dạng 3. Năng lượng của mạch dao động LC

a. Phương pháp

- Năng lượng điện trường tập trung ở trong tụ điện: Wd=12Cu2=12qu=q22C=Q202Ccos2(ωt+φ)

- Năng lượng từ trường tập trung trong cuộn cảm: Wt=12Li2=Q202Csin2(ωt+φ)

- Trong quá trình dao động của mạch, năng lượng từ và năng lượng điện trường luôn chuyển hóa cho nhau, nhưng tổng năng lượng điện từ là không đổi.

- Năng lượng điện từ: W=Wd+Wt=12Cu2+12Li2=12CU20=Q202C=12LI20

- Vị trí năng lượng điện trường gấp n lần năng từ điện trường:

{Wd=nWtW=Wt+Wd{Wt=1n+1WWd=nn+1W{i=±I0n+1u=±U0nn+1q=±Q0nn+1

- Mạch có cuộn dây không thuần cảm (r≠0):

Công suất tỏa nhiệt trên r hay công suất cần phải cung câp thêm cho mạch để duy trì dao động:

P=I2r=I202r

  • Mạch dao động có tần số góc ω, tần số f và chu kì T thì Wđ và Wt biến thiên với tần số góc 2ω, tần số 2f và chu kì T/2.
  • Khi tụ phóng điện thì q và u giảm và ngược lại khi tụ tích điện thì q và u tăng.

b. Ví dụ

Ví dụ 1: Một mạch dao động điều hòa, biết phương trình hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện là u=60cos(104πt)(V), điện dung của tụ điện C=1μF . Tính năng lượng điện từ trong khung dao động?

Hướng dẫn:

Sử dụng công thức tính năng lượng của mạch dao động: W=12CU20

Thay U0=60 V, C=1μF vào, ta được: W=12CU20=12106602=1,8.103(J)

Ví dụ 2: Mạch dao động LC, với cuộn dây có L=5μF . Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 2A. Khi cường độ dòng điện tức thời trong mạch là 1A thì năng lượng điện trường trong mạch là?

Hướng dẫn:

Sử dụng công thức tính năng lượng của mạch dao động: W=Wd+Wt

Ta có: W=Wd+Wt=12LI20Wd=WWt=12LI2012Li2=L2(I20i2)=5.1062(2212)=7,5.106(J)

4. Dạng 4. Viết phương trình dao động

Ta có:

- Phương trình điện tích trên hai bản tụ điện: q=Q0cos(ωt+φq)

- Phương trình điện áp giữa hai bản tụ điện: u=Q0Ccos(ωt+φu)=U0cos(ωt+φu)

- Phương trình điện áp dòng điện chạy trong mạch: i=q=Q0ωsinφq=I0cos(ωt+φi)

Trong đó:

  • Dòng điện, điện áp và điện tích luôn dao động cùng tần số với nhau
  • Điện áp và điện tích luôn dao động cùng pha: φq=φu
  • Dòng điện trong mạch dao động nhanh phaπ2 so với điện tích (điện áp) trong mạch: φi=φq+π2=φu+π2

Các bước viết phương trình dao động:

  • Bước 1: Xác định biên Q0, U0, I0 (tùy yêu cầu của đề bài)
  • Bước 2: Xác định tần số góc: ω=1LC=2πT=2πf=I0Q0
  • Bước 3: Xác định pha ban đầu φ

tại t = 0: {q=Q0cosφi=I0ωsinφu=U0cosφφ

(Ta chỉ cần 2 dữ kiện q và i hoặc i và u để xác định φ)

  • Bước 4: Viết phương trình dao động

Lưu ý: Các bước có thể đổi vị trí cho nhau

Ví dụ:

Ví dụ 1:  Trong một mạch dao động, điện tích trên tụ biến thiên theo quy luậtq=2,5cos(2.103πt+π3)μC. Biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn dây là:

Hướng dẫn:

Cường độ dòng điện cực đại: I0=Q0ω=2,5.106.2.103π=5.103πA=5πmA

φi=φq+π2=π3+π2=5π6

i=5πcos(2.103πt+5π6)mA

Ví dụ 2:  Một mạch dao động LC có tụ điện với điện dung C=25pF và cuộn cảm có độ tự cảm  L=4.104H . Lúc t=0,  dòng điện trong mạch có giá trị cực đại và bằng 20mA . Biểu thức của điện tích trên bản cực của tụ điện là:


Tần số góc của mạch dao động: ω=1LC=14.104.5.1012=107rad/sHướng dẫn:

Điện tích cực đại giữa hai bản tụ điện: Q0=I0ω=20.103107=2.109C=2nC

Tại t=0,i=I0cosφi=I0=>φi=0

=>φu=φiπ2=π2

q=2cos(107tπ2)nC

5. Dạng 5. Thời điểm điện tích trện tụ biến thiên từ q1 đến q2

(Tương tự bài toán xác định thời gian vật chuyển động từ vị trí có li độ x1 đến vị trí có li độ x2 trong dao động điều hòa)

Phương pháp: Sử dụng vòng tròn lượng giác và công thức Δt=Δφω

  • Bước 1: Xác định vị trí q1 và q2 trên vòng tròn lượng giác
  • Bước 2: Xác định vị trí góc quay khi điện tích biến thiên từ giá trị q1 đến giá trị q2
  • Bước 3: Áp dụng công thức: Δt=Δφω=TΔφ2π

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm và vai trò của hệ thống giao thông trong đời sống và kinh tế. Tổng quan về các loại hệ thống giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy. Phân loại đường bộ theo kích thước và chức năng. Cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm đường, cầu, bến tàu, sân bay và trạm xe buýt. Quá trình vận hành và quản lý hệ thống giao thông bao gồm thiết kế, xây dựng, bảo trì và phát triển.

Khái niệm về thiết bị đèn giao thông, vai trò và tầm quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Thiết bị đèn giao thông giúp điều tiết luồng giao thông, giảm ùn tắc và tạo môi trường giao thông an toàn và hiệu quả. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các loại đèn giao thông. Quy định về sử dụng, bảo trì và sửa chữa đèn giao thông.

Giới thiệu về hệ thống tưới cây tự động và các thành phần, cách thức hoạt động và lợi ích của nó trong nông nghiệp.

Khái niệm về rộng rãi

Khái niệm về tần số nguồn điện và cách đo tần số nguồn điện- Một khái niệm quan trọng trong hệ thống điện lực là tần số nguồn điện. Nó đo số lần dao động của dòng điện hoặc điện áp trong một đơn vị thời gian và được đo bằng đơn vị hertz (Hz). Tần số nguồn điện thường được duy trì ở mức 50Hz hoặc 60Hz tùy thuộc vào quốc gia. Nếu tần số không ổn định, có thể gây ra các vấn đề như mất điện nhanh, hao hụt năng lượng và hỏng hóc thiết bị. Do đó, hiểu rõ về tần số nguồn điện là quan trọng để duy trì hệ thống điện lực hoạt động ổn định và an toàn. Có hai phương pháp đo tần số nguồn điện là đo bằng tay và đo bằng thiết bị đo tần số. Phương pháp đo bằng tay đơn giản và thông dụng, nhưng không đạt được độ chính xác cao như thiết bị đo tần số chuyên dụng. Thiết bị đo tần số giúp đảm bảo độ chính xác và tin cậy trong việc đo và kiểm tra tần số nguồn điện. Tần số chuẩn trong hệ thống điện là tần số nguồn điện được áp dụng chính thức trong mỗi quốc gia. Các cơ quan quản lý điện lực đảm bảo tần số này duy trì ổn định và an toàn cho các thiết bị điện trong mạng lưới điện. Tần số nguồn điện không ổn định có ảnh hưởng đáng kể đến các thiết bị điện tử, đèn chiếu sáng và máy móc. Để giải quyết vấn đề này, cần sử dụng bộ điều chỉnh tần số và bộ ổn áp để điều chỉnh và ổn định nguồn điện. Sử dụng nguồn điện dự phòng cũng là một giải pháp an toàn để đảm bảo hoạt động ổn định của thiết bị và hệ thống.

Khái niệm điều chỉnh điện áp và vai trò của nó trong kỹ thuật điện. Thiết bị điều chỉnh điện áp bao gồm biến áp, tụ điện, bộ ổn áp và điều khiển tự động. Nguyên lý hoạt động của các thiết bị này là sử dụng các thành phần điện tử để điều chỉnh và kiểm soát điện áp đầu vào, đồng thời bảo vệ hệ thống điện khỏi các sự cố. Các ứng dụng của điều chỉnh điện áp bao gồm điều khiển tốc độ động cơ, tạo điện áp ổn định, điều chỉnh áp suất và nhiệt độ.

Khái niệm về cuộn dây prim và vai trò của nó trong quá trình tổng hợp DNA. Cấu trúc và chức năng của cuộn dây prim. Quá trình tổng hợp DNA và vai trò của cuộn dây prim trong quá trình này. Ứng dụng của cuộn dây prim trong công nghệ sinh học.

Cuộn dây sec - khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng trong các thiết bị điện tử và công nghệ.

Khái niệm về tủ bảo vệ: định nghĩa, vai trò và các loại tủ bảo vệ. Chức năng và cấu trúc của tủ bảo vệ. Cách sử dụng và bảo trì tủ bảo vệ để đảm bảo an toàn.

Khái niệm về sự truyền dẫn

Xem thêm...
×