Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ hay nhất

Cuộn nhanh đến câu

MB 1

     Cách lập luận chặt chẽ, sử dụng nhiều hình ảnh cùng với các dẫn chứng xác thực, bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” đã góp phần tạo nên một phong cách phê bình, lí luận riêng của Nguyễn Đình Thi. Bài tiểu luận đã làm rõ vai trò, giá trị của văn nghệ đối với cuộc sống con người. Nhờ có văn nghệ mà tâm hồn con người được mở rộng, nó giúp con người có cái nhìn đa dạng, phong phú hơn về thế giới bên ngoài.


MB 2

     Bài tiểu luận của Nguyễn Đình Thi thành công trước tiên do bố cục hết sức chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt vấn đề rất tự nhiên. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng bằng thơ văn, bằng câu chuyện thực tế để khẳng định và tăng sức thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Giọng văn toát lên thái độ chân thành, say sưa, giàu nhiệt huyết của tác giả. Qua bài viết này, chúng ta hiểu được nội dung Tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người; đồng thời hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận văn học ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh.


MB 3

     Nói cách khác, nội dung và những giá trị nghệ thuật đặc sắc ấy của bài viết đã nhắn gửi cho chúng ta bao điều kì diệu, đốt nóng trong chúng ta tình yêu văn chương nghệ thuật, khích lệ thêm cho chúng ta niềm hứng khởi và quyết tâm học tập, thực hành văn chương, nghệ thuật ở trường lớp, trong gia đình cũng như ngoài cuộc sống. Cám ơn nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho chúng ta thưởng thức một món ăn tinh thần cao quý và bổ ích.


MB 4

     Tiếng nói của văn nghệ trải qua hơn nửa thế kỷ đầy biến động, thế giới văn chương có phần đổi khác những những quan điểm cuả Nguyễn Đình Thi chưa bao giờ là cũ, mà nó luôn trường tồn với thời gian. Điều đó cho thấy, thời nào cũng vậy văn nghệ luôn có những đặc điểm chung nhất, mà người nghệ sĩ phải nắm rõ để sáng tác ra những tác phẩm nghệ nghệ thuật chân chính, có giá trị, thế mới là người nghệ sĩ có tâm và có tầm.


MB 5

     Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc. Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim. Tác phẩm văn nghệ chính là tiếng nói “của tâm hồn”, là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, là sợi dây truyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

Nguồn: Sưu tầm

baitap365.com

 


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về quá trình địa chất

Khái niệm về trận động đất

Khái niệm về hoạt động núi lửa, định nghĩa và các loại hoạt động của núi lửa. Bài học này giới thiệu về hoạt động núi lửa, bao gồm cách hình thành và các đặc điểm của chúng. Hoạt động núi lửa là quá trình phát ra các chất nham thạch, tro than và khí từ trong lòng Trái Đất thông qua các khe nứt trên mặt đất. Các núi lửa thường hình thành ở những khu vực có động đất, địa chấn và dòng magma. Hiểu về hoạt động núi lửa là quan trọng để dự đoán và ứng phó với tác động của nó đến môi trường và con người. Bài học cũng giải thích cụ thể về hoạt động núi lửa, bao gồm cách phun ra magma, nham thạch và tro than, và các hiện tượng phun trào như phun trào nham thạch, tro than, phun trào phreatic và phun trào núi lửa. Ngoài ra, bài học cũng giới thiệu về các loại hoạt động của núi lửa như phun trào, phun trào núi lửa, phun trào phreatic và núi lửa nham thạch.

Lịch sử khám phá Mặt Trăng và điều kiện sống trên đó

Khái niệm về đặc điểm địa hình

Khái niệm về vực, loại vực và cấu trúc của vực

Khái niệm về lỗ thủy tinh nóng chảy

Khái niệm về màu đen

Khái niệm về hình dạng elip

Khái niệm về ngọn núi

Xem thêm...
×