Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Giải VBT ngữ văn 7 bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Giải câu hỏi 1, 2 Kiểm tra tổng hợp cuối năm trang 142 VBT Ngữ văn 7 tập 2.

Cuộn nhanh đến câu

Câu 1

Câu 1 (trang 142 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:

      Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sống có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”... Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

(Ngữ văn 7, tập hai)


a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?

b, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

c, Luận điểm được thể hiện trong đoạn văn là gì và được thể hiện ở câu nào?

d, Dấu ba chấm trong đoạn văn trên có tác dụng biểu đạt nội dung gì?

e, Theo em, trạng ngữ trong câu “[…] Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được” là bộ phận nào? Bộ phận này có thay đổi vị trí được không? Tại sao?


Câu 2

Câu 2 (trang 144 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Dựa vào tư liệu trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ và những hiểu biết của mình, em hãy viết một bài văn để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Người.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×