Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Nai Xám
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Các nguyên tố hóa học được xếp vào bảng tuần hoàn dựa trên các nguyên tắc sau:

 I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Các nguyên tố hóa học được xếp vào bảng tuần hoàn dựa trên các nguyên tắc sau:

- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng ngang (chu kì).

- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị (electron có khả năng tham gia vào quá trình hình thành liên kết hóa học) được xếp thành một cột (nhóm).

II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Ô nguyên tố

Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).

 

2. Chu kì và nhóm

a) Chu kì

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

- Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

       + Chu kì nhỏ: gồm chu kì 1, 2, 3.

       + Chu kì lớn: gồm chu kì 4, 5, 6, 7.

Ví dụ: 12Mg: 1s22s22p63s2

 =>  Mg thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

b) Nhóm nguyên tố

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

- Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:

   + Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p.

      Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng.

   + Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)dxnsy:

          * Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.

          * Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.

          * Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.

- Khối các nguyên tố s, p, d, f

Khối các nguyên tố s: gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

 Ví dụ: 11Na: 1s22s22p63s1

Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He).

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

 Ví dụ: 13Al: 1s22s22p63s2 3p1

- Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc nhóm B.

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.

Ví dụ: 26Fe: 1s22s22p63s2 3p63d64s2

- Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini.

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.

Ví dụ: 58Ce: 1s22s22p63s2 3p63d104s24p64f25s25p66s2       

Sơ đồ tư duy: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  

baitap365.com


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về Nhân sự và quản lý doanh nghiệp

Mô hình cơ cấu tuyến tính trong phân tích và thiết kế hệ thống. Cấu trúc và giải pháp cho các bài toán thực tế. Ứng dụng trong kỹ thuật, kinh tế, quản lý và nghiên cứu khoa học.

Tính đơn giản trong toán học, khoa học máy tính và cuộc sống hàng ngày. Các nguyên tắc và lợi ích của tính đơn giản. Cách áp dụng tính đơn giản trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Khái niệm về dễ quản lý và lợi ích của việc quản lý hiệu quả

Chức năng cốt lõi trong quản lý và công việc: ý nghĩa, vai trò và ứng dụng hàng ngày - Tổng quan về yếu tố cấu thành và phân loại chức năng cốt lõi, cùng với quy trình quản lý và theo dõi chúng để đạt được hiệu quả và thành công của tổ chức."

Khái niệm về sự trùng lắp

Khái niệm về quản lý tổng thể

Khái niệm về quy mô tổ chức - Định nghĩa và ý nghĩa trong quản lý tổ chức. Các loại quy mô tổ chức và ưu điểm, hạn chế của chúng. Phương pháp và nguyên tắc quản lý quy mô tổ chức. Cải tiến và thực hiện quản lý quy mô tổ chức.

Khái niệm về mục tiêu chiến lược và vai trò trong kinh doanh và quản lý, xác định và phân loại mục tiêu, xây dựng chiến lược và đánh giá hiệu quả mục tiêu chiến lược.

Tình hình cụ thể: Định nghĩa, yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện. Tác động và giải pháp ứng phó cho tình hình cụ thể.

Xem thêm...
×