Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Sao Biển Nâu
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Biến dạng của lò xo KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Lý thuyết Biến dạng của lò xo KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO

I. Hiện tượng biến dạng của lò xo

- Lò xo là một vật đàn hồi. Dùng tay kéo hai đầu của một lò xo thì lò xo dãn ra. Khi tay thôi tác dụng thì lò xo tự co lại, trở về hình dạng ban đầu. Hiện tượng trên gọi là biến dạng của lò xo.

- Lò xo thường được làm bằng thép, đồng thau do hai chất này đàn hồi tốt. Nhôm, chì,… đàn hồi kém nên không được dùng để làm lò xo.

II. Đặc điểm biến dạng của lò xo

- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó:

Δl=ll0Δl=ll0

- Độ biến dạng của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo:

Δl1Δl2=m1m2Δl1Δl2=m1m2

- Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, ta thấy lò xo tác dụng lên tay ta một lực. Lực này gọi là lực đàn hồi của lò xo. Lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

- Mỗi lò xo đều có một giới hạn đàn hồi nhất định. Vượt quá giá trị giới hạn này lò xo sẽ không thể trở về hình dạng ban đầu nữa (lò xo bị hỏng).

Sơ đồ tư duy về biến dạng của lò xo - KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×