Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Sự đa dạng của chất KHTN 6 Cánh diều

Lý thuyết Sự đa dạng của chất KHTN 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Bài 5: Sự đa dạng của chất

I. Chất ở xung quanh ta

- Xung quanh em có rất nhiều vật thể khác nhau:

  + Vật thể rất lớn: Mặt Trăng, Mặt Trời, các ngôi sao…

  + Vật thể rất nhỏ (mắt thường không thể thấy): vi khuẩn, virus…

  + Vật thể có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên): đất, nước, cỏ, cây…

  + Vật thể do con người tạo ra (vật thể nhân tạo): quần áo, sách vở, nhà cửa…

- Mọi vật thể đều do chất tạo nên: cái cốc làm bằng thủy tinh

  + Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên: trong hạt gạo chứa một số chất như tinh bột, chất đạm

  + Một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau như: như đồng có trong dây điện, pho tượng…

II. Ba thể của chất và đặc điểm của chúng

1. Thể rắn (solid, kí hiệu là s)

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn có thể gọi là chất rắn.

Đặc điểm:

- Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

- Các hạt liên kết chặt chẽ.

- Rất khó bị nén.

2. Thể lỏng (liquid, kỉ hiệu là l)

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể lỏng có thể gọi là chất lỏng.

Đặc điểm:

- Có khối lượng và thể tích xác định.

- Hình dạng không xác định.

- Các hạt liên kết với nhau không chặt chẽ.

- Khó bị nén.

3. Thể khí hay hơi (gas, kí hiệu là g)

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể khí có thể gọi là chất khí.

Đặc điểm:

- Có khối lượng xác định.

- Hình dạng và thể tích không xác định.

- Các hạt chuyển động tự do.

- Dễ bị nén.


 Sơ đồ tư duy: Sự đa dạng của chất

 


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Dãy số, cấp số cộng và cấp số nhân: tính chất, công thức và ứng dụng trong giải toán và tính toán số học

Khái niệm hình học giao điểm và ứng dụng của nó trong thực tế

Khái niệm và các loại biến đổi hình học, phép tịnh tiến, phép phóng to/thu nhỏ, phép xoay, phép đối xứng và phép tịnh đối xứng: áp dụng và thực hành.

Tính chất đẳng thức và bất đẳng thức trong hình học | Đẳng thức tam giác | Bất đẳng thức tam giác | Đẳng thức và bất đẳng thức trong hình học 2 chiều | Đẳng thức và bất đẳng thức trong hình học 3 chiều

Phân số cơ bản - Cách chuyển đổi, rút gọn phân số và phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số. Hàm số cơ bản - Giới thiệu về đồ thị hàm số, khái niệm và mối quan hệ giữa đồ thị và phương trình của hàm số. Hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai - Giải thích khái niệm, cách vẽ đồ thị và bài tập liên quan đến hai loại hàm số này.

Đường thẳng, đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song, mặt phẳng, phương trình mặt phẳng, mặt phẳng vuông góc và mặt phẳng song song - các khái niệm cơ bản trong hình học không gian và được giải thích cách xác định, tính chất và ứng dụng của chúng trong các bài toán liên quan đến đường thẳng và mặt phẳng.

Hình vuông: đặc điểm, tính chất, công thức tính diện tích, chu vi và đường chéo, bài tập tính toán.

Giới thiệu lượng giác - Khái niệm cơ bản và ứng dụng trong toán học và thực tế

Giới thiệu số phức và các phép tính trên số phức - Tìm hiểu về khái niệm số phức và biểu diễn số phức dưới dạng a+bi. Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân và chia số phức, cùng các tính chất của chúng. Khám phá các tính chất đại số của số phức như phân tích số phức thành tích của các thừa số nguyên tố, tìm module và đối của số phức. Tìm hiểu các ứng dụng thực tế của số phức trong các lĩnh vực liên quan đến điện, điện tử và điện từ.

Khái niệm hình cầu - định nghĩa và các đặc điểm của hình cầu | Công thức diện tích và thể tích hình cầu | Mối liên hệ giữa hình cầu và các hình khối khác | Ứng dụng của hình cầu trong cuộc sống

Xem thêm...
×