Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 1. Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều


Lý thuyết Hình vuông- Tam giác đều- Lục giác đều Toán 6 Chân trời sáng tạo

Trả lời Hoạt động khám phá 1 trang 75 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Trả lời Thực hành 1 trang 75 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Trả lời Vận dụng 1 trang 75 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Trả lời Thực hành 2 trang 76 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Trả lời Thực hành 3 trang 76 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Trả lời Hoạt động khám phá 2 trang 76 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Trả lời Thực hành 4 trang 77 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Trả lời Thực hành 5 trang 77 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Trả lời Vận dụng 2 trang 78 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Trả lời Hoạt động khám phá 3 trang 78 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Trả lời Thực hành 6 trang 78 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Trả lời Vận dụng 3 trang 78 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Giải Bài 1 trang 79 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1 Giải Bài 2 trang 79 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1 Giải Bài 3 trang 79 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1 Giải Bài 4 trang 79 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1 Giải Bài 5 trang 79 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1 Giải Bài 6 trang 79 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1 Giải Bài 7 trang 79 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1

Lý thuyết Hình vuông- Tam giác đều- Lục giác đều Toán 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Hình vuông- Tam giác đều- Lục giác đều Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

I. Hình vuông

1.Nhận biết hình vuông

Bốn cạnh bằng nhau: AB=BC=CD=DA;

Hai cạnh đối ABCD; ADBC song song với nhau;

Hai đường chéo bằng nhau: AC=BD;

Bốn góc ở các đỉnh A,B,C,D là góc vuông.

2. Vẽ hình vuông

Vẽ bằng ê ke hình vuông ABCD, biết độ dài cạnh bằng acm.

Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB=a(cm)

Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Xác định điểm D trên đường thẳng đó sao cho AD=a(cm).

Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Xác định điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC=a(cm).

Bước 4: Nối C với D ta được hình vuông ABCD.

II. Tam giác đều

1. Nhận biết tam giác đều

Trong tam giác đều:

+ Ba cạnh bằng nhau

+ Ba góc bằng nhau.

Ví dụ:

Tam giác đều ABC có:

+ Ba cạnh bằng nhau: AB=BC=CA.

+ Ba góc ở các đỉnh A,B,C bằng nhau.

2. Vẽ tam giác đều

Cách vẽ tam giác đều cạnh a(cm) bằng thước và compa:

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = a cm

Bước 2. Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB

Bước 3. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính BA; gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn vừa vẽ.

Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AC và BC.

III. Lục giác đều

Lục giác đều ABCDEF có:

- Sáu đỉnh A, B, C, D, E, F

- Sáu cạnh bằng nhau: AB=BC=CD=DE=EF.

- Sáu góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, F bằng nhau.

- Ba đường chéo chính bằng nhau AD=BE=CF.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×