Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Ong Cam
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển Địa lí 6 Cánh Diều

Lý thuyết biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển Địa lí 6 Cánh Diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1. Biển và đại dương thế giới

- Đại dương thế giới là vùng nước mặn rộng mênh mông, chiếm phần lớn diện tích bề mặt Trái Đất, nối liền từ bán cầu Bắc đến bán cầu Nam, từ bán cầu Tây đến bán cầu Đông.

- Có 4 đại dương lớn trên thế giới:

+ Thái Bình Dương;

+ Đại Tây Dương;

+ Ấn Độ Dương;

+ Bắc Băng Dương.

2. Một số đặc điểm của môi trường biển

a. Nhiệt độ và độ muối

- Nhiệt độ của lớp nước trên mặt biển và đại dương (đến độ sâu 200 m) thay đổi theo vĩ độ:

+ Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ nước biển từ 25 – 30oC;

+ Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ càng giảm dần. Ở Bắc Băng Dương, nhiệt độ có thể xuống tới - 1,8oC.

- Độ muối (độ mặn) của đại dương thế giới trung bình là 35 ‰, nhưng không giống nhau:

+ Những biển ăn sâu vào lục địa, ở vùng ôn đới thường có độ muối thấp hơn;

+ Vùng nhiệt đới độ muối thường cao hơn.

b. Chuyển động của nước biển và đại dương

- Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Thủy triều là hiện tượng nước đại dương dao động theo chu kì do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời.

+ Ngày trăng tròn hoặc không trăng: triều lên cao nhất và xuống thấp nhất => ngày triều cường.

+ Ngày trăng bán nguyệt đầu hoặc cuối tháng: triều lên ít nhất và xuống ít nhất => ngày triều kém.

Video mô phỏng hiện tượng thủy triều


- Dòng biển (hải lưu) là sự chuyển dịch của các khối nước lớn ở biển và đại dương tương tự như các dòng sông trên lục địa. Căn cứ nhiệt độ nước biển xung quanh: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

Hình 19.3. Lược đồ các dòng biển trên đại dương thế giới

Sơ đồ tư duy biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

baitap365.com


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm thiết bị điện tử nhỏ gọn

Năng lượng tái tạo: Khái niệm, vai trò và nguồn năng lượng tái tạo hiện nay. Công nghệ sản xuất và ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo.

Giới thiệu về công nghệ lưu trữ điện, các loại pin và phương pháp lưu trữ điện hiện nay. Các loại pin được đề cập bao gồm pin kiềm, pin sạc, pin lithium-ion và pin nhiên liệu. Phương pháp lưu trữ điện được nêu gồm lưu trữ trong pin, ắc quy và các hệ thống lưu trữ năng lượng quy mô lớn. Bài viết này giúp độc giả hiểu rõ về công nghệ lưu trữ điện và ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày. Các ứng dụng của công nghệ lưu trữ điện trong các lĩnh vực như xe điện, hệ thống lưu điện cho nhà máy và các thiết bị điện tử. Chi tiết về các loại pin và công nghệ lưu trữ điện, bao gồm pin Lithium-ion, pin Polymer và pin Sodium-ion. Các vấn đề liên quan đến công nghệ lưu trữ điện bao gồm an toàn, hiệu suất và độ bền của pin.

Khái niệm về lưu trữ điện

Công nghệ lưu trữ điện: Khái niệm, vai trò và các loại công nghệ lưu trữ điện hiện nay. Ưu điểm, hạn chế và ứng dụng của công nghệ lưu trữ điện trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về nguồn tài nguyên không tái tạo

Khái niệm tấm pin năng lượng mặt trời

Khái niệm về tuabin gió, định nghĩa và cấu tạo của nó.

Điện áp và khái niệm chuyển đổi điện áp

Khái niệm về mức điện áp

Xem thêm...
×