Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Hỗn hợp các chất KHTN 6 Kết nối tri thức

Lý thuyết Hỗn hợp các chất KHTN 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Bài 16: Hỗn hợp các chất

I. Chất tinh khiết và hỗn hợp

Chất tinh khiết

Chất tinh khiết là chất không lẫn chất nào khác.

Ngoài ra, chất tinh khiết (chất nguyên chất) còn được định nghĩa là chất được tạo ra từ một chất duy nhất.

Ví dụ: Bình khí oxygen chỉ chưa một chất là oxygen. Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC

Chất tinh khiết có thể là chất rắn (đường, muối), chất lỏng (nước cất, cồn ethanol,…) hoặc chất khí (oxygen, nitrogen,…)

Hỗn hợp

Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

Ví dụ: Cốc nước đường, ngoài nước còn có đường. Có ít đường thì sẽ ngọt thanh, nhiều đường thì sẽ ngọt sắc

II. Dung dịch

Dung dịch là 1 hỗn hợp đồng nhất của dung môi chất tan.

Ví dụ: khi hòa tan đường vào trong nước, sau khi khuấy đều chúng tạo thành hỗn hợp đồng nhất chứa nước và đường. Trong đó

  + Đường là chất tan

  + Nước là dung môi

  + Nước đường là dung dịch

Khi nói dung dịch phải nói rõ là dung môi nào.

- Nếu dung dịch không ghi rõ dung môi thì được hiểu dung môi là nước, cũng có khi nhấn mạnh là dung dịch nước.

III. Huyền phù và nhũ tương

Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.

Ví dụ: nước phù sa, nước bột màu…

Nhũ tương là hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau.

Ví dụ: hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn)

- Huyền phù và nhũ tương là những hỗn hợp không đồng nhất, thường không trong suốt

IV. Sự hòa tan các chất

1. Khả năng tan của các chất

- Các chất rắn, lỏng, khí đều có thể bị hòa tan để tạo thành dung dịch. Tuy nhiên, với cùng một dung môi, có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan

Ví dụ: đường tan nhiều, đá vôi hầu như không tan

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hòa tan

- Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng và các chất khí thì ngược lại

- Ngoài ra quá trình hòa tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn

Sơ đồ tư duy: Hỗn hợp các chất

 


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về thiết bị như bộ chuyển đổi điện áp

Giới thiệu về bộ chuyển đổi ACDC

Khái niệm về bộ chuyển đổi DCDC - Định nghĩa và vai trò của nó trong việc điều chỉnh điện áp DC. Cấu trúc và hoạt động của bộ chuyển đổi DCDC. Tính chất quan trọng của bộ chuyển đổi DCDC bao gồm hiệu suất, độ ổn định và độ chính xác của điện áp đầu ra. Khái niệm về bộ chuyển đổi DCAC - Định nghĩa và vai trò của nó trong việc chuyển đổi điện áp DC thành AC. Cấu trúc và hoạt động của bộ chuyển đổi DCAC. Tính chất quan trọng của bộ chuyển đổi DCAC bao gồm hiệu suất, độ ổn định và độ chính xác của điện áp đầu ra.

Khái niệm về Bobin tự cảm - Định nghĩa và vai trò trong điện học

Giới thiệu về các thiết bị y tế

Khái niệm về ngành công nghiệp điện tử

Khái niệm về bộ khung trong cơ khí và vai trò của nó. Các loại bộ khung thông dụng và cấu tạo, chức năng của chúng. Ứng dụng của bộ khung trong thiết kế máy móc, xe hơi và công trình xây dựng.

Khái niệm về bộ trục - Định nghĩa và vai trò của nó trong cơ khí. Cấu tạo của bộ trục - Các thành phần và cách hoạt động. Loại bộ trục - Bộ trục đơn, bộ trục kép, bộ trục xoắn và bộ trục vít. Ứng dụng của bộ trục - Trong sản xuất, vận chuyển và đóng gói hàng hóa.

Khái niệm về bộ tản nhiệt, vai trò và cấu trúc của nó trong công nghệ máy tính. Loại bộ tản nhiệt khác nhau như tản nhiệt khí, tản nhiệt nước và tản nhiệt Peltier. Hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, kiểm tra và bảo trì bộ tản nhiệt để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho CPU và bộ tản nhiệt.

Hệ thống cách điện và loại vật liệu cách điện

Xem thêm...
×