Bài 15. Quy tắc dấu ngoặc
Lý thuyết Quy tắc dấu ngoặc Toán 6 KNTT với cuộc sống
Trả lời Câu hỏi trang 67 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Hoạt động 1 trang 67 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Hoạt động 2 trang 67 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Luyện tập 1 trang 68 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Luyện tập 2 trang 68 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Thử thách nhỏ trang 68 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Bài 3.19 trang 68 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 Giải Bài 3.20 trang 68 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 Giải Bài 3.21 trang 68 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 Giải Bài 3.22 trang 68 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 Giải Bài 3.23 trang 68 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1Lý thuyết Quy tắc dấu ngoặc Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Quy tắc dấu ngoặc Toán 6 KNTT với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
1. Phép trừ hai số nguyên
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b:
a−b=a+(−b)
Nhận xét: Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong Z luôn thực hiện được.
Chú ý: Cho hai số nguyên a và b. Ta gọi a−b là hiệu của a và b (a được gọi là số bị trừ, b là số trừ).
Ví dụ 1:
a) 6−9=6+(−9)=−(9−6)=−3.
b) 8−(−4)=8+4=12.
c) −8−(−9)=−8+9=9−8=1.
Ví dụ 2:
Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh đang là 3oC, bác Nhung vặn nút điều chỉnh giảm 4OC.Nhiệt độ phòng sau khi giảm là bao nhiêu độ.
Giải
Do bác Nhung giảm nhiệt độ đi 4oC, nên ta làm phép trừ:
3−4=3+(−4)=−(4−3)=−1.
Vậy nhiệt độ phòng ướp lạnh sau khi giảm là −1oC.
Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:
- Có dấu “+”, thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc
+(a+b−c)=a+b−c
- Có dấu “-”, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc
−(a+b−c)=−a−b+c
Chú ý:
Trong một biểu thức, ta có thể:
+ Thay đổi tùy ý vị trí của các số hạng kèm theo dấu của chúng.
a−b−c=−b+a−c=−c−b+a.
+ Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý. Nếu trước dấu ngoặc là dấu “-” thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
a−b−c=(a−b)−c=a−(b+c).
Ví dụ 1:
673+[2021−(2021+673)]=673+[2021−2021−673]=673+(−673)=0
Ví dụ 2:
12+13+14−15−16−17=(12−15)+(13−16)+(14−17)=(−3)+(−3)+(−3)=−(3+3+3)=−9.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365