Bài 28. Số thập phân
Lý thuyết Số thập phân Toán 6 KNTT với cuộc sống
Trả lời Hoạt động 1 trang 29 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Hoạt động 2 trang 29 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Câu hỏi trang 29 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Luyện tập 1 trang 29 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Luyện tập 2 trang 30 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Vận dụng trang 30 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Giải bài 7.1 trang 30 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Giải bài 7.2 trang 30 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Giải bài 7.3 trang 30 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Giải bài 7.4 trang 30 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sốngLý thuyết Số thập phân Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Số thập phân Toán 6 KNTT với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Phân số thập phân là là phân số mà mẫu là lũy thừa của 1010.
Ví dụ:
710;−151000;...710;−151000;... là các phân số thập phân.
- Ta viết −1510=−1,5−1510=−1,5 và gọi −1,5−1,5 là số thập phân âm, đọc là “ âm một phẩy năm”.
- Các số 2,3;0,24;...2,3;0,24;...gọi là các số thập phân dương, đôi khi còn được viết là +2,3;+0,24;...+2,3;+0,24;...
- Các số thập phân dương và các số thập phân âm gọi chung là số thập phân.
Nhận xét:
- Mọi phân số thập phân đều viết được dưới dạng số thập và ngược lại.
- Số thập phân gồm hai phần:
+ Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy;
+ Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.
Hai số thập phân gọi là đối nhau khi chúng biểu diễn hai phân số thập phân đối nhau.
Ví dụ:
Số đối của −1,5−1,5 là 1,51,5.
Số đối của 24,324,3 là −24,3−24,3
III. So sánh các số thập phân
a)So sánh 2 số thập phân
Cũng như số nguyên, trong 2 số thập phân khác nhau luôn có một số lớn hơn số kia
*Nếu số thập phân a nhỏ hơn số thập phân b thì ta viết a< b hay b>a
*Số thập phân lớn hơn 0 gọi là số thập phân dương
*Số thập phân nhỏ hơn 0 gọi là số thập phân âm
*Nếu a < b, b < c thì a < c
Cách so sánh 2 số thập phân
* So sánh 2 số thập phân khác dấu: Số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương
*So sánh 2 số thập phân dương:
Bước 1: So sánh phần số nguyên của 2 số thập phân đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng( sau dấu ","), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữu số đó lớn hơn
*So sánh 2 số thập phân âm:
Nếu a< b thì -a> -b
Áp dụng qui tắc viết phân số dưới dạng hỗn số và viết hỗn số dưới dạng phân số.
- Để so sánh các số thập phân ta áp dụng quy tắc so sánh các số thập phân.
- Để sắp xếp các số thập phân ta so sánh các số đó rồi sắp xếp thứ tự theo đề bài yêu cầu.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365