Bài 5. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
Lý thuyết Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên Toán 6 Cánh diều
Trả lời Câu hỏi khởi động trang 22 SGK Toán 6 Cánh Diều Trả lời Luyện tập vận dụng 1 trang 23 SGK Toán 6 Cánh Diều Trả lời Luyện tập vận dụng 2 trang 23 SGK Toán 6 Cánh Diều Trả lời Hoạt động 2 trang 23 SGK Toán 6 Cánh Diều Trả lời Luyện tập vận dụng 3 trang 24 SGK Toán 6 Cánh Diều Trả lời Hoạt động 3 trang 24 SGK Toán 6 Cánh Diều Trả lời Luyện tập vận dụng 4 trang 24 SGK Toán 6 Cánh Diều Giải Bài 1 trang 24 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1 Giải Bài 2 trang 25 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1 Giải Bài 3 trang 25 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1 Giải Bài 4 trang 25 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1 Giải Bài 5 trang 25 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1 Giải Bài 6 trang 25 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1 Giải Bài 7 trang 25 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1Lý thuyết Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên Toán 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
I. Lũy thừa
Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:
an=a.a…..a (n thừa số a ) (n∉N∗ )
an đọc là “a mũ n” hoặc “a lũy thừa n”.
a được gọi là cơ số.
n được gọi là số mũ.
Phép nhân nhiều thừa số giống nhau như trên được gọi là phép nâng lên lũy thừa.
a1=a
a2=a.a gọi là “a bình phương” (hay bình phương của a).
a3=a.a.a gọi là “a lập phương” (hay lập phương của a).
Với n là số tự nhiên khác 0 (thuộc N∗), ta có: 10n=10...0⏟nchữsố0(số mũ là n thì có n chữ số 0 đằng sau chữ số 1)
Quy ước: a1=a; a0=1(a≠0).
Ví dụ:
a) 83 đọc là “tám mũ ba”, có cơ số là 8 và số mũ là 3.
b) Tính 23.
Số trên là lũy thừa bậc 3 của 2 và là tích của 3 thừa số 2 nhân với nhau nên ta có:
23=2.2.2=8
c) Tính 103
103 có số mũ là 3 nên 103=1000(Sau chữ số 1 có 3 chữ số 0).
d) Viết 10 000 000 dưới dạng lũy thừa của 10:
Cách 1: 10000000=10.10.10.10.10.10.10=107
Cách 2: Sau chữ số 1 có 7 chữ số 0 nên 10000000=107
e) Viết 16 dưới dạng lũy thừa cơ số 4:
16=4.4=42
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
am.an=am+n
Ví dụ:
a) 3.35=31.35=31+5=36.
b) 52.54=52+4=56
c) a3.a5=a3+5=a8
d) x.x8=x1.x8=x1+8=x9
e) 42.64=42.4.4.4=42.43=42+3=45
f) 10.2.5=10.(2.5)=10.10=102 (Sử dụng tính chất kết hợp trong phép nhân trước).
Phép chia hai lũy thừa cùng cơ số
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ cho nhau.
am:an=am−n (a≠0;m≥n≥0)
Ví dụ:
a) 35:3=35:31=35−1=34=3.3.3.3=81
b) a6:a2=a6−2=a4
c) 23:23=23−3=20=1
d) 81:32=34:32=34−2=32=3.3=9
Lưu ý:
Phép chia hai lũy thừa cùng cơ số không thể lấy hai số mũ chia cho nhau mà phải lấy hai số mũ trừ cho nhau.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: a.a.a.....a⏟nthuaso=an;am.an=am+n;am:an=am−n(a≠0,m≥n)
Phương pháp giải
Bước 1: Xác định cơ số và số mũ.
Bước 2: Áp dụng công thức:am.an=am+n;am:an=am−n(a≠0,m≥n)
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365