Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Biểu đồ cột kép Toán 6 Cánh diều

Lý thuyết Biểu đồ cột kép Toán 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép 2 biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép

1. Đọc biểu đồ cột kép

Biểu đồ cột kép được tạo thành khi ghép hai biểu đồ cột với nhau.

a) Cách đọc:

+ Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.

+ Nhìn theo trục còn lại để đọc cặp số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.

+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.

- Biểu đồ cột kép dùng để so sánh từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.

+ So sánh hai cột khác màu trong cùng một nhóm.

+ So sánh các cột cùng màu với nhau.

b) Ví dụ

Cho hai biểu đồ cột ở Hình 1 và Hình 2 lần lượt biểu diễn điểm kiểm tra các môn của Mai và Tiến

Hình 1

Hình 2

Ghép hai cột trên với nhau thì được biểu đồ cột kép:

Biểu đồ trên cho thấy: Điểm ngữ văn của Tiến cao hơn Mai, điểm Toán của hai bạn bằng nhau, điểm Ngoại ngữ 1 của Mai cao hơn tiến

2. Vẽ biểu đồ cột kép

a) Cách vẽ biểu đồ

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và gọc vuông góc với nhau:

- Trục ngang: Ghi danh sách đối tượng thống kê.

- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi số ở các vạch chia

Bước 2: Vẽ các cột hình chữ nhật:

+ Tại vị trí ghi mỗi đối tượng trên trục ngang, vẽ hai cột hình chữ nhật:

- Sát cạnh nhau.

- Có cùng chiều rộng.

- Có chiều cao thể hiện hai loại số liệu của đối tượng đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.

+ Các cột thể hiện cùng một bộ dữ liệu của các đối tượng thường được tô chung một màu.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

- Ghi tên biểu đồ

- Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu có).

- Ghi chú thích cho 2 màu.

a) Ví dụ

Hãy vẽ biểu đồ cột ghép thể hiện điểm của các môn học của Tiến và Mai.

Môn

Ngữ văn

Toán

Ngoại ngữ 1

GDCD

Lịch sử và Địa lí

Khoa học tự nhiên

Tiến

7

8

5

6

8

5

Mai

5

8

8

6

5

8

 Bước 1: Vẽ hai trục ngang và gọc vuông góc với nhau

- Trục ngang: Ghi danh các môn học.

- Trục dọc: Chọn khoảng chia 1 cm.

Bước 2: Vẽ các cột hình chữ nhật:

+ Tại mỗi môn, vẽ hai cột hình chữ nhật:

- Sát cạnh nhau.

- Có cùng chiều rộng 0,5 cm.

- Chiều cao: Chẳng hạn, Môn ngữ văn của Tiến cao 7 và của Mai cao 5.

+ Tô màu:

- Màu xanh: Điểm của Tiến

- Màu cam: Điểm của Mai

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

+ Tên biểu đồ: “Điểm của Tiến và Mai”.

+ Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu có).

+ Ghi chú thích cho 2 màu:

- Màu xanh: Tiến

- Màu cam: Mai

Hình vẽ:


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về cảm biến nhiệt độ

Tại sao cần giảm tiêu thụ năng lượng? - Giới thiệu về lý do cần giảm tiêu thụ năng lượng, tác động của việc tiêu thụ năng lượng quá mức tới môi trường và sức khỏe con người. Giảm tiêu thụ năng lượng là cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Khái niệm bảo vệ mạch trong viễn thông

Khái niệm về quá dòng trong điện học. Tầm quan trọng của quá dòng và các rủi ro liên quan. Cách đo và xác định quá dòng. Nguyên nhân và tác động của quá dòng đến hệ thống điện. Cách phòng và ngăn chặn quá dòng bằng việc sử dụng bảo vệ và thiết bị điều khiển.

Khái niệm về quá áp: định nghĩa và nguyên nhân dẫn đến quá áp. Cơ chế hoạt động và cách giảm thiểu quá áp. Biểu hiện của quá áp trên con người và thiết bị cơ khí. Ảnh hưởng của quá áp đến con người, thiết bị và môi trường. Phòng ngừa và xử lý quá áp bằng cách sử dụng van an toàn, kiểm tra và thay thế thiết bị hư hỏng.

Khái niệm về giới hạn dòng điện

Khái niệm về thiết bị hư hỏng: nguyên nhân, tác động và cách khắc phục | Loại hư hỏng và triệu chứng | Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng | Phương pháp sửa chữa và bảo trì thiết bị hư hỏng.

Khái niệm về mạch tải - Định nghĩa và vai trò trong hệ thống điện | Các loại mạch tải - Mạch tải đơn, hai chiều, ba chiều và không đối xứng | Đặc tính của mạch tải - Điện trở, điện dung và điện áp | Tính toán mạch tải - Điện trở, điện dung và điện áp.

Khái niệm về mạch nguồn

Khái niệm về mạch đèn

Xem thêm...
×