BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
Giải câu hỏi Khám phá 1 trang 26,27 GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải câu hỏi Khám phá 2 trang 27 GDCD 6 Kết nối tri thức Giải câu hỏi Khám phá 3 trang 27 GDCD 6 Kết nối tri thức Giải câu hỏi Luyện tập 1 trang 28 GDCD 6 Kết nối tri thức Giải câu hỏi Luyện tập 2 trang 29 GDCD 6 Kết nối tri thức Giải câu hỏi Luyện tập 3 trang 29 GDCD 6 Kết nối tri thức Giải câu hỏi Vận dụng trang 29 GDCD 6 Kết nối tri thức Giải câu hỏi khởi động trang 26 GDCD 6 Kết nối tri thức Lý thuyết Tự nhận thức bản thân GDCD 6 Kết nối tri thứcGiải câu hỏi Khám phá 1 trang 26,27 GDCD 6 Kết nối tri thức
Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: “Con gà” đại bàng
Câu 1
Đề bài: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
“Con gà” đại bàng
Ngày xưa, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng với những quả trứng lớn. Bỗng xảy ra trận động đất khiến một quả trứng đại bàng lăn xuống chân núi và rơi vào chỗ gà mẹ đang ấp. Gà mẹ đã ấp luôn cả quả trứng lớn ấy. Ổ trứng gà mẹ ấp ủ đã nở ra một đàn gà và một chú đại bàng đáng yêu. Gà mẹ yêu thương và nuôi dạy đại bàng như các con của mình. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, nó thấy những chú chim non có hình dáng giống mình đang sải cánh trên bầu trời.
Đại bàng kêu lên:
- Ôi! Ước gì mình có thể bay như những chú chim đó.
Đàn gà cười ầm lên:
- Anh không thể bay như những chú chim đó được. Anh là một con gà và gà không thể bay cao.
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra ước mơ của mình, đàn gà lại bảo đó là điều không thể xảy ra. Rồi đại bàng không ước mơ nữa và tiếp tục sống như một con gà.
a. Vì sao “con gà” đại bàng không thực hiện ước mơ có thể bay như những chú chim đại bàng?
b. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 2
Đề bài: Trong cuộc tranh luận “Thế nào là người biết tự nhận thức bản thân?”, lớp Ngân có ba ý kiến sau:
- Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,... của bản thân.
- Tự nhận thức bản thân là luôn hiểu rõ mình và tự tin với điểm mạnh của mình.
- Tự nhận thức bản thân là nhận ra những điểm tốt, chưa tốt của bản thân, so sánh với người khác và điều chỉnh bản thân cho giống họ.
a. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
b. Theo em, tự nhận thức bản thân là gì?
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365