Bài 10: Mẹ thiên nhiên - Văn mẫu 6 Chân trời sáng tạo
Viết đoạn văn trình bày lễ hội về cây lúa mà em biết
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người Viết đoạn văn tóm tắt nội dung văn bản “Trái Đất – Mẹ của muôn loài” Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh... Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong Từ văn bản "Hai cây phong", hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 câu) về tình yêu quê hương Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và truyện ngắn “Hai cây phong” Viết đoạn văn suy nghĩ về môi trường sống hiện nay Viết đoạn văn chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ chính mình Viết một đoạn văn về vấn đề ô nhiễm môi trường Viết đoạn văn thuyết minh về cây lúa Viết đoạn văn tóm tắt nội dung văn bản “Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro”Viết đoạn văn trình bày lễ hội về cây lúa mà em biết
Việt Nam tự hào là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới trong nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo. Chính vì hạt lúa ngon lành làm nên những bữa cơm no ấm mà trải dọc đất nước của chúng ta có rất nhiều lễ hội về cây lúa để thể hiện sự biết ơn đối vớ thiên nhiên
Viết đoạn văn trình bày lễ hội về cây lúa mà em biết
Bài làm
Việt Nam tự hào là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới trong nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo. Chính vì hạt lúa ngon lành làm nên những bữa cơm no ấm mà trải dọc đất nước của chúng ta có rất nhiều lễ hội về cây lúa để thể hiện sự biết ơn đối vớ thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó là lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa ở tỉnh Phú Thọ. Lễ hội diễn ra ở phường Minh Nông tái hiện rõ nét truyền thuyết về Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Đó là lệ cầu xuống đồng vào ngày 1/6 và 1/11 âm lịch. Theo tục lệ, dân làng chọn cử một cụ cao niên, làm lễ tế Thần Nông tại đàn xây trên khu ruộng Tịch điền, lễ vật gồm ván xôi gà, trầu cau, vài bó mạ, cây nêu cao. Sau khi tế lễ xong thì làm lễ xuống đồng. Ông chủ tế kiêm chủ điền lúc này đóng vai tượng trưng cho Vua Hùng cùng các quan viên, hội đồng kỳ mục và đông đảo bà con dân làng ra ruộng cấy lúa. Một người cầm hương, một người cầm mạ, một người cầm lọng che cho chủ tế. Ông chủ tế xắn quần, áo tế rồi cầm mạ lội xuống ruộng, cấy xong bó mạ thì lên bờ. Dân làng cùng nhau ùa xuống cấy tiếp trong không khí náo nhiệt, vui vẻ với mong muốn người người thạo việc, mùa màng bội thu, đông đàn dài lũ, người người no đủ. Cấy xong thửa ruộng, dân làng cùng ông chủ tế làm lễ tạ Thần Nông rồi cùng các quan viên, kỳ mục, bô lão trong làng về đền làm lễ tạ thành hoàng. Lễ hội chính là một nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam vừa làm đẹp cho nền văn hóa dân tộc, vừa thể hiện sự biết ơn với thiên nhiên, đúng với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
baitap365.com
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365