Bài 8: Khác biệt và gần gũi - Văn mẫu 6 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn nêu lên bài học rút ra được từ văn bản “Bài tập làm văn”
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh Từ văn bản Bài tập làm văn, viết đoạn văn suy nghĩ về tinh hần tự học trong cuộc sống Từ văn bản “Bài tập làm văn”, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự giác trong cuộc sống Viết đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống Trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống Với câu mở đầu: “Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa...”, hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về giá trị của mỗi người trong cuộc đời Từ văn bản “Xem người ta kìa!”, viết đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình Viết đoạn văn khoảng 150 – 200 chữ tóm tắt văn bản Xem người ta kìa!Viết đoạn văn nêu lên bài học rút ra được từ văn bản “Bài tập làm văn”
Câu chuyện của cậu bé Ni-cô-la trong Bài tập làm văn đã đưa ra tình huống thú vị về việc cậu bé nhờ bố mình làm giúp bài tập làm văn
Bài mẫu 1
Câu chuyện của cậu bé Ni-cô-la trong Bài tập làm văn đã đưa ra tình huống thú vị về việc cậu bé nhờ bố mình làm giúp bài tập làm văn. Cả hai bố con đã rắc rối trong việc không biết chọn người bạn nào để thực hiện đưa vào trong bài văn của cậu bé. Và rắc rối càng cao hơn khi bố và người bạn của bố tranh luận này lửa về vấn đề này. Cuối cùng cậu bé tự làm bài văn và cô giáo khen cậu có sự sang tạo, cá tính. Câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ về sự tự giác trong học tập và trong cuộc sống. Bất cứ việc gì, khi bản thân tự thực hiện, trực tiếp trải nghiệm thì mới mang lại kết quả tốt. Bởi vì khi chúng ta tự làm nó, chúng ta mới hiểu rằng điểm mạnh và điểm yếu của mình ở đâu để kịp thời phát huy, sửa chữa. Nếu nhờ vả và ỷ lại vào người khác, ta sẽ không biết mình kém cỏi ở đâu và khắc phục. Văn bản chính là bài học cho tất cả trẻ em và người lớn trong quá trình phát triển, lớn lên và thành người.
Bài mẫu 2
Trong văn bản "Bài tập làm văn" là câu chuyện về cậu bé Ni-cô-la nhờ bố làm giúp bài tập làm văn. Ni-cô-la và bố của cậu bé đã gặp rắc rối và tranh luận với nhau về việc lựa chọn nhân vật cho bài văn của cậu bé. Và Ni-cô-la đã quyết định tự viết bài văn của mình. Với bài văn này cậu bé đã nhận được lời khen của cô giáo về sự sáng tạo và cá tính. Thông qua câu chuyện này, tác giả muốn truyền tải tới người đọc về sự quan trọng của tính tự giác trong học tập và cuộc sống. Chúng ta sẽ chỉ đạt được kết quả tốt khi tự mình suy nghĩ, thực hiện và vượt qua khó khăn. Đây là một văn bản hay và ý nghĩa mà các em cần ghi nhớ trong học tập và phát triển sau nay của mình.
Bài mẫu 3
Trong phần cuối của văn bản Bài tập làm văn, Ni-cô-la đã rút ra được một bài học quan trọng, đó cũng chính là bài học mà văn bản muốn truyền đạt tời người đọc: “Tôi hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự làm một mình”. Bài học này không chỉ đúng với riêng Ni-cô-la mà đúng với mọi học sinh. Chỉ có làm bài bằng sự suy nghĩ, bằng cảm xúc, trải nghiệm của bản thân thì mới bộc lộ được năng lực thực sự của mình, thấy được những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365