Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

SGK Toán 9 - Chân trời sáng tạo

Chương 8. Một số yếu tố xác suất

Lý thuyết Xác suất của biến cố Toán 9 Chân trời sáng tạo
1. Kết quả đồng khả năng Trong một phép thử ngẫu nhiên, hai kết quả được gọi là đồng khả năng nếu chúng có khả năng xảy ra như nhau.
Lý thuyết Không gian mẫu và biến cố Toán 9 Chân trời sáng tạo
Phép thử ngẫu nhiên Các hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó, nhưng biết tất cả các kết quả có thể xảy ra được gọi là phép thử ngẫu nhiên (còn gọi là phép thử).
Giải bài tập 1 trang 62 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một hộp chứa 1 quả bóng màu vàng, 1 quả bóng màu trắng và 1 quả bóng màu cam. Các quả bóng có cùng kích thước và khối lượng. Bạn Ánh lấy ra ngẫu nhiên lần lượt 2 quả bóng từ hộp. a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. b) Xác suất của biến cố “Có 1 quả bóng màu vàng trong 2 quả bóng lấy ra” là A. 0. B. (frac{1}{3}) C. (frac{1}{2}) D.
Giải mục 1 trang 57, 58 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Các kết quả của mỗi phép thử sau có cùng khả năng xảy ra không? Tại sao? a) Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất. b) Lấy ngẫu nhiên 1 viên bi từ một hộp có 10 viên bi giống nhau được đánh số từ 1 đến 10. c) Lấy ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ một hộp chứa 2 tấm thẻ ghi số 5 và 5 tấm thẻ ghi số 2 và xem số của nó.
Giải mục 1 trang 52, 53, 54 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Hộp thứ nhất có 1 viên bi xanh. Hộp thứ hai có một viên bi xanh và 1 viên bi đỏ. Bận Xuân lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ nhất. Bạn Thu lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ hai. a) Phép thử của bạn Xuân có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? b) Phép thử của bạn Thu có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?
Giải bài tập 2 trang 62 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Bạn Giang gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là A. 6. B. 12. C. 30. D. 36. b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Tổng số chấm xuất hiện là 4” là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. c) Xác suất của biến cố “Lần gieo thứ hai xuất hiện mặt 5 chấm” là A. (frac{1}{6}) B. (frac{1}{{36}}
Giải mục 2 trang 58, 59, 60 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Bạn An gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Bạn Trang tung một đồng xu cân đối và đồng chất. So sánh khả năng xảy ra của các biến cố sau: A: “An gieo được mặt có chẵn chấm” B: “An gieo được mặt có 2 chấm” C: “Trang tung được mặt sấp”
Giải mục 2 trang 54, 55 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Xét phép thử gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Giả sử kết quả của phép thử là con xúc xắc thứ nhất xuất hiện mặt 1 chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện mặt 6 chấm. Trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra, biến cố nào không xảy ra? A: “Tổng số chấm xuất hiện lớn hơn 1”; B: “Tích số chấm xuất hiện là số chẵn”; C: “Hai mặt xuất hiện có cùng số chấm”.
Giải bài tập 3 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một hộp chứa 3 tấm thẻ cùng loại, được đánh số lần lượt là 5; 10; 15. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Hãy xác định không gian mẫu của các phép thử ngẫu nhiên đó. a) Lấy bất kì 1 tấm thẻ từ hộp. b) Lấy đồng thời 3 tấm thẻ từ hộp. c) Lấy lần lượt 3 tấm thẻ từ hộp 1 cách ngẫu nhiên.
Giải bài tập 1 trang 60 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xét hai biến cố sau: A: “Xuất hiện hai mặt có cùng số chấm”; B: “Tổng số chấm trên hai con xúc xắc lớn hơn 8”. Biến cố nào có khả năng xảy ra cao hơn?
Giải bài tập 1 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một hộp chứa 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Hãy xác định không gian mẫu của phép thử ngẫu nhiên đó. a) Lấy bất kì 1 quả bóng từ hộp. b) Lấy đồng thời 3 quả bóng từ hộp. c) Lấy lần lượt 3 quả bóng từ hộp một cách ngẫu nhiên.
Giải bài tập 4 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Bạn Trang chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có ba chữ số. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định tập hợp các kết quả thuận lợi cho các biến cố sau và tính xác suất của mỗi biến cố đó. A: “Số được chọn là lập phương của một số tự nhiên”; B: “Số được chọn nhỏ hơn 500”.
Giải bài tập 2 trang 60 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một chiếc hộp có chứa 5 tấm thẻ cùng loại, được đánh số lần lượt là 3; 5; 6; 7; 9. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 tấm thẻ từ hộp. a) Xác định không gian mẫu và số kết quả có thể xảy ra của phép thử. b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Tích các số ghi trên 2 tấm thẻ chia hết cho 3”; B: “Tổng các số ghi trên 2 tấm thẻ lớn hơn 13”.
Giải bài tập 2 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Bạn An viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có 2 chữ số. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: A: “Số được viết là số tròn chục” B: “Số được viết là số chính phương”
Giải bài tập 5 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 12”; B: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8”.
Giải bài tập 3 trang 61 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một chiếc hộp chứa 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ và 1 viên bi trắng. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Dung lần lượt lấy ra ngẫu nhiên từng viên bi từ trong hộp cho đến khi hết bi. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Viên bi màu xanh được lấy ra cuối cùng”; B: “Viên bi màu trắng được lấy ra trước viên bi màu đỏ”; C: “Viên bi lấy ra đầu tiên không phải là bi màu trắng”.
Giải bài tập 3 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Trên giá có 1 quyển sách Ngữ Văn, 1 quyển sách Mĩ thuật và 1 quyển sách Công nghệ. Bạn Hà và bạn Thuý lần lượt lấy ra ngẫu nhiên 1 quyển sách từ giá. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: A: “Có 1 quyển sách Ngữ Văn trong 2 quyển sách được lấy ra” B: “Cả 2 quyển sách được lấy ra đều là sách Mĩ thuật” C: “Không có quyển sách Công nghệ nào trong 2 quyển sách được lấy ra”
Giải bài tập 6 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một hộp chứa 5 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt là 1; 4; 9; 10; 16. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 tấm thẻ từ hộp. a) Xác định không gian mẫu và số kết quả có thể xảy ra của phép thử. b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Tích các số ghi trên 2 tấm thẻ chia hết cho 5”; B: “Tổng các số ghi trên 2 tấm thẻ lớn hơn 14”.
Giải bài tập 4 trang 61 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một túi chứa 3 viên bi màu xanh và một số viên bi màu đỏ có cùng kích thước và khối lượng. Bạn Luân lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi. Biết rằng xác suất của biến cố “Lấy được viên bi màu xanh” là 0,6. Hỏi trong túi có tổng bao nhiêu viên bi?
Giải bài tập 4 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Bạn Việt giải một đề thi gồm 3 bài được đánh số 1; 2; 3. Việt chọn lần lượt các bài để giải theo một thứ tự ngẫu nhiên. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: A: “Việt giải bài 2 đầu tiên” B: “Việt giải bài 1 trước bài 3”
Giải bài tập 7 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một chiếc hộp chứa 1 tấm thẻ màu xanh, 1 tấm thẻ màu vàng và 1 tấm thẻ màu hồng. Các tấm thẻ có cùng kích thước và khối lượng. Bạn Hương lần lượt lấy ra ngẫu nhiên từng tấm thẻ từ trong hộp cho đến khi hộp hết thẻ. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Tấm thẻ màu hồng được lấy ra đầu tiên”; B: “Tấm thẻ màu xanh được lấy ra trước tấm thẻ màu vàng”; C: “Tấm thẻ lấy ra lần cuối cùng không có màu xanh”.
×