Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Ong Xanh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

SBT Toán 9 - Chân trời sáng tạo

Chương 8. Một số yếu tố xác suất - SBT Toán 9 CTST

Giải bài 1 trang 67 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Một bình chứa 2 bông hoa hồng nhung, 1 bông hoa hồng vàng và 1 bông hoa hồng bạch. Bạn Dung rút ngẫu nhiên đồng thời 2 bông hoa từ bình. a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là A. 3 B. 4 C. 6 D. 12 b) Xác suất của biến cố “Hai bông hoa lấy ra cùng loại” là A. (frac{1}{2}) B. (frac{1}{3}) C. (frac{1}{4}) D. (frac{1}{6}) c) Xác suất của biến cố “Chọn được 1 bông hoa hồng bạch” là A. (frac{1}{2}) B. (frac{1}{3}) C. (frac{1}{4}) D. (frac{1}{6}) d) Xác
Giải bài 1 trang 65 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bác Mạnh rút ngẫu nhiên 1 lá bài từ bộ bài tây 52 lá. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Bác Mạnh rút được lá bài Át”; B: “Bác Mạnh rút được lá bài chất cơ”
Giải bài 1 trang 61 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Một hộp chứa 3 quả bóng bàn và 2 quả bóng gôn. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? a) Chọn ra đồng thời 5 quả bóng từ hộp. b) Chọn ra lần lượt 5 quả bóng từ hộp, bóng lấy ra không được trả lại hộp. c) Chọn ra đồng thời 2 quả bóng gôn từ hộp. d) Chọn ra đồng thời 2 quả bóng bàn từ hộp.
Giải bài 2 trang 67 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Có 4 viên bi được ghi số lần lượt là 1; 2; 3; 4 và được xếp thành một hàng ngang như hình bên. Bạn Thọ lấy ra ngẫu nhiên lần lượt 2 viên bi trong 4 viên bi đó, viên bi lấy ra lần thứ nhất không được hoàn lại trước lấy lần thứ hai. a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là A. 3 B. 4 C. 6 D. 12 b) Xác suất của biến cố “Hai viên bi được chọn được xếp cạnh nhau” là A. (frac{1}{2}) B. (frac{1}{3}) C. (frac{1}{4}) D. (frac{1}{6}) c) Xác suất của biến cố “Tích các số trên
Giải bài 2 trang 65 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bạn Khuê viết ngẫu nhiên một số tự nhiên chẵn có 4 chữ số lên bảng. a) Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra của phép thử trên? b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Số được viết có 4 chữ số giống nhau” B: “Số được viết lớn hơn hoặc bằng 5000”.
Giải bài 2 trang 61 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Một hộp đựng 4 tấm thẻ ghi các số 5; 6; 8; 9. Lấy ngẫu nhiên lần lượt 2 tấm thẻ từ hộp. Tấm thẻ lấy ra lần đầu không được trả lại hộp. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Tích các số ghi trên hai tấm thẻ là số lẻ”
Giải bài 3 trang 68 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Một hộp chứa 4 quả bóng xanh, 4 quả bóng trắng và 2 quả bóng đỏ có cùng kích thước và khối lượng. Chọn ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Gọi A là biến cố “Quả bóng lấy ra có màu xanh” và B là biến cố “Quả bóng lấy ra có màu đỏ”. a) Không gian mẫu của phép thử có 3 phần tử. b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là 2. c) Xác suất của biến cố B là (frac{2}{3}). d) Khả năng xảy ra của biến cố A gấp hai lần khả năng xảy ra của biến cố B.
Giải bài 4 trang 66 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Ở một trường Trung học cơ sở, tỉ lệ học sinh khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là 28%, 25%, 25% và 22%. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh của trường. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Học sinh được chọn thuộc khối 6” B: “Học sinh được chọn khối 7”.
Giải bài 3 trang 61 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Một hộp chứa 2 cây bút xanh và 1 cây bút tím. a) Liệt kê các phần tử của không gian mẫu của phép thử chọn ngẫu nhiên đồng thời 2 cây bút từ hộp. b) Liệt kê các phần tử của không gian mẫu của phép thử chọn ngẫu nhiên lần lượt 2 cây bút từ hộp, cây bút lấy ra lần thứ nhất không được trả lại hộp trước khi lấy cây bút thứ hai. c) Liệt kê các phần tử của không gian mẫu của phép thử chọn ngẫu nhiên lần lượt 2 cây bút từ hộp, cây bút lấy ra lần thứ nhất được trả lại hộp trước khi lấy cây bút thứ hai
Giải bài 4 trang 68 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Hộp thứ nhất chứa 2 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 2. Hộp thứ hai chứa 3 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 2; 3. Bạn Linh lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp thứ nhất và 1 thẻ từ hộp thứ hai. Gọi A là biến cố “Hai thẻ lấy ra ghi cùng một số” và B là biến cố “Tích các số trên hai thẻ lấy ra là số chính phương”. a) Không gian mẫu của phép thử có 5 phần tử. b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là 2. c) Xác suất của biến cố A là (frac{1}{3}). d) Khả năng xảy ra của biến cố A bằng khả năng xảy ra
Giải bài 5 trang 66 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bảng sau ghi lại điểm thi môn Tiếng Anh của 10 học sinh Tổ 1. Chọn ngẫu nhiên một học sinh Tổ 1. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Học sinh được chọn được 9 điểm” B: “Học sinh được chọn được trên 7 điểm”
Giải bài 4 trang 61 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Hộp thứ nhất chứa 2 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 2. Hộp thứ hai chứa 3 tấm thẻ cùng loại được đánh số 3, 4, 5. Bạn Hà lấy ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ hộp thứ nhất và 1 tấm thẻ từ hộp thứ hai. a) Hãy xác định không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Các số trên hai thẻ lấy ra đều là số lẻ”. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố A.
Giải bài 5 trang 68 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Tổ 2 gồm 4 bạn học sinh là Mỵ, Châu, Trọng, Thuỷ. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? a) Chọn ra lần lượt 4 học sinh từ Tổ 2. b) Chọn ra 1 học sinh có tên bắt đầu từ chữu cái M từ Tổ 2. c) Chọn ra đồng thời 2 học sinh có tên bắt đầu từ chữ cái T từ Tổ 2.
Giải bài 6 trang 66 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Kết quả kiểm tra tình trạng cân nặng của các học sinh lớp 9B được thống kê lại ở bảng sau: Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh lớp 9B. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Học sinh được chọn là học sinh nữ và có cân nặng bình thường”; B: “Học sinh được chọn bị thừa cân”; C: “Học sinh được chọn là học sinh nam”.
Giải bài 5 trang 61 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Một nhóm học sinh gồm 2 bạn lớp 9A là Đăng, Phước và 3 bạn lớp 9B là Dung, Thọ và Thuý. Thầy giáo chọn ngẫu nhiên 1 học sinh lớp 9A và 1 học sinh lớp 9B từ nhóm trên. a) Hãy xác định không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Tên của hai bạn được chọn đều có chữ cái n”. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố A.
Giải bài 6 trang 68 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Trong một nhóm 10 học sinh lớp 9 có 5 bạn học trường Quang Trung; 3 bạn học trường Nguyễn Huệ và 2 bạn học trường Tây Sơn. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong 10 học sinh đó. a) Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Bạn học sinh được chọn học trường Quang Trung”; B: “Bạn học sinh được chọn không học trường Tây Sơn”.
Giải bài 7 trang 66 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bạn Bách có 10 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt từ 1 đến 10. Bách chọn ngẫu nhiên một tấm thẻ, xem số trên thẻ và thay số đó vào vị trí của dấu ? trong phương trình sau: x2 + 4x + ? = 0 (*) Tính xác suất của biến cố A: “Phương trình (*) có nghiệm”.
Giải bài 6 trang 62 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Peter sẽ đến thăm Thủ đô Hà Nội, Thành phố Huế và Thành phố Hồ Chí Minh trong chuyến du lịch Việt Nam của mình. Peter dự định thăm ba thành phố trên theo một thứ tự ngẫu nhiên. Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử.
Giải bài 7 trang 69 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Một doanh nghiệp nhận thấy tỉ lệ nhân viên có quê ở Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ lần lượt là 35%, 45% và 20%. Chọn ngẫu nhiên 1 nhân viên của doanh nghiệp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Nhân viên được chọn có quê ở Hậu Giang”; B: “Nhân viên được chọn có quê không phải ở Cần Thơ”; C: “Nhân viên được chọn có quê ở vùng Đồng bằng sông Cửa Long”.
Giải bài 8 trang 67 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bác Dũng có một cái khoá số như hình bên. Bác Dũng chọn ngẫu nhiên một dãy gồm 4 chữ số để đặt làm mã số mở khoá. Tính xác suất của các biến cố: A: “4 chữ số được chọn giống nhau” B: “4 chữ số được chọn lập thành một số có 4 chữ số” C: “4 chữ số được chọn có tổng bằng 35”.
Giải bài 7 trang 62 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Ba bạn Bắc, Trung, Nam vào một quán giải khát. Bắc gọi một li sinh tố bơ, Trung gọi một li sinh tố chuối và Nam gọi một li sinh tố dứa. Khi mang các li sinh tố ra, cô phục vụ đã đưa cho mỗi người một li sinh tố một cách ngẫu nhiên. a) Hãy xác định không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Bạn Bắc nhận đúng li sinh tố mình đã gọi”.
Giải bài 8 trang 69 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bạn Minh quan tâm đến mối liên hệ giữa giới tính và màu sắc yêu thích nhất của mỗi người. Sau khi phỏng vấn tất cả 40 học sinh lớp 9A, Minh thu được kết quả sau: Chọn ngẫu nhiên 1 bạn trong lớp 9A. Tính xác suất của biến cố sau: A: “Bạn được chọn là nam và yêu thích nhất màu đen”; B: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh”; C: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh hoặc màu đỏ”; D: “Bạn được chọn là nữ và có màu sắc yêu thích nhất không phải là màu đỏ”.
Giải bài 3 trang 66 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Cô giáo thống kê điểm kiểm tra môn Tin học của các học sinh lớp 9A ở bảng sau: Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh lớp 9A. Biết rằng có 4 học sinh lớp 9A được 10 điểm a) Xác định số kết quả có thể xảy ra của phép thử. b) Tính xác suất của biến cố A: “Học sinh được chọn đạt trên 8 điểm”.
Giải bài 9 trang 69 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Trên giá sách có 3 quyển sách Toán, Ngữ Văn và Mĩ Thuật được sắp xếp theo thứ tự đó. Bạn Thành lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 quyển sách từ trên giá. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định các kết quả thuận lợi và tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Có 1 quyển sách Toán trong 2 quyển sách được lấy”; B: "Không có quyển sách Mĩ Thuật nào trong 2 quyển sách được lấy”; C: “Hai quyển sách được lấy được xếp cạnh nhau trên giá”; D: “Hai quyển sách được lấy đều là sách Ngữ văn”.
Giải bài 10 trang 69 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Hộp thứ nhất chứa 3 viên bi xanh và 6 viên bi đỏ. Hộp thứ hai chứa 5 viên bi xanh và một số viên bi đỏ. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Bạn An chọn ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp thứ nhất, bạn Thắng chọn ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp thứ hai. a) Tính xác suất của biến cố “Bạn An chọn được viên bi màu xanh”. b) Biết rằng xác suất bạn Thắng chọn ngẫu nhiên được viên bi màu xanh bằng xác suất bạn An chọn được viên bi màu xanh. Trong hộp thứ hai có bao nhiêu viên bi đỏ?
Giải bài 11 trang 70 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bạn Hiền gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xét biến cố A: “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số nguyên tố”. a) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố A. b) Tính xác suất của biến cố A.
×