Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Sư Tử Vàng
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết sự nổi

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

SỰ NỔI

1. Điều kiện để vật nổi, vật chìm

Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:

+ Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác si mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA<P

+ Vật nổi lên khi: FA>P

+ Vật lơ lửng trong chất lỏng khi:  FA=P

2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét 

Khi vật lơ lửng trong chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét  FA=d.V

Trong đó:

+ V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (không phải thể tích của vật)

+ d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

Chú ý: Khi nhúng chìm vật rắn vào trong một bình chất lỏng thì có ba trường hợp xảy ra: Vật chìm xuống; Vật nằm lơ lửng trong lòng chất lỏng; Vật nổi lên trên mặt chất lỏng.

- Trường hợp vật đang chìm xuống, nằm lơ lửng trong chất lỏng và đang nổi lên, là những trường hợp tương đối dễ để phân tích và HS thường mắc phải sai lầm.

Tuy nhiên, trường hợp vật đã nằm yên ở đáy bình và nhất là trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng, là những trường hợp mà học sinh dễ nhầm lẫn.

- Trường hợp vật đã nằm yên ở đáy bình, học sinh thường chỉ hiểu trong trường hợp này P>FA mà không chú ý là khi đã nằm yên ở đáy bình thì các lực tác dụng lên vật phải cân bằng nhau: P=FA+F

Trong đó: F là lực của đáy bình tác dụng lên vật.

- Trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng, HS thường cho rằng trong trường hợp này  FA > P mà không thấy là khi vật đã nằm yên thì các lực tác dụng lên vật phải cân bằng nhau: FA=P

Tới đây, học sinh lại hay mắc sai lầm về giá trị độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét FA trong khi áp dụng công thức FA=d.V, học sinh thường cho V là thể tích của vật, không thấy V chỉ là thể tích của phần vật bị chìm trong chất lỏng.

Do vậy HS cần lưu ý rằng:

+ Khi vật nằm yên, các lực tác dụng vào vật phải cân bằng nhau.

+ Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì  FA=d.V với V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng.

Sơ đồ tư duy về sự nổi


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về sản xuất khí đốt - Giới thiệu, nguyên liệu, phương pháp sản xuất, thành phần và ứng dụng của khí đốt.

Khái niệm chất độn trong thực phẩm và tác hại của chúng đối với sức khỏe con người

Đường ống dẫn khí - Giới thiệu, các loại ống, thiết kế, lắp đặt và bảo trì.

Carbon: Cấu trúc, tính chất và ứng dụng của nguyên tố carbon, bao gồm các dạng như diamond, graphite, fullerene và nanotube. Vai trò của carbon trong sinh học và các quá trình chuyển hóa carbon trong cơ thể con người. Ứng dụng của carbon trong công nghiệp và các biện pháp giảm thiểu khí thải carbonic để bảo vệ môi trường.

Định nghĩa Hydro và các ứng dụng trong đời sống

Giới thiệu về khí đốt tự nhiên - Tính chất, ứng dụng và loại khí đốt tự nhiên

Khái niệm về khí đốt dầu mỏ - thành phần, tính chất và ứng dụng

Năng lượng điện - Giới thiệu, các nguồn sản xuất và hoạt động sản xuất, các loại hệ thống điện và cách sử dụng hiệu quả.

Giới thiệu về nước sạch và quy trình xử lý - tiêu chuẩn - lợi ích - bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sạch

Khái niệm về axit nitric - Công thức, tính chất vật lý và hóa học, ứng dụng trong sản xuất và công nghiệp

Xem thêm...
×