Bài 3. Cội nguồn yêu thương - Văn mẫu 7 Kết nối tri thức
Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ cuối bài thơ Quê hương
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã khắc họa bức tranh cảnh thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tuyệt đẹp. Hãy viết 10-12 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn văn trong đó có sử dụng câu cảm thán, phép liên kết câu. Vẻ đẹp tâm hồn qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Quê hương của Tế Hanh Viết đoạn văn về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người dân làng chài qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh Hãy nhận xét về tình cảm của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương Hãy phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh Em hãy phân tích nhân vật An-tư-nai trong truyện ngắn Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp Phân tích nhân vật Đuy-sen trong truyện “Người thầy đầu tiên” Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình cảm mà An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen Hãy viết đoạn văn kể về người thầy hoặc người cô mà em yêu quý Trình bày ý kiến của em về tình cảm cha con qua câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Hãy phân tích nhân vật tôi và người bố trong truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Hãy phân tích câu chuyện về trò chơi của hai bố con ở vườn hoa và món quà trong truyện ngắn Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần Nêu cảm nhận của em về nhân vật người bố trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" Nêu cảm nhận về nhân vật “tôi” trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” Nêu cảm nhận của em về văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ cuối bài thơ Quê hương
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.
Câu 1
1. Mở đoạn
Giới thiệu về khổ thơ cuối bài thơ Quê hương
2. Thân đoạn
- Nỗi nhớ quê hương qua những hình ảnh quen thuộc: “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” => Những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển
- Nỗi nhớ về khung cảnh sinh hoạt của người dân làng chài
- Nỗi niềm dâng trào trong cảm xúc của nhà thơ: “mùi nồng mặn” – mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người ⇒ hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên.
+ Các hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo.
+ Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giọng điệu nhẹ nhàng, da diết.
3. Kết đoạn
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ
- Bài học về lòng yêu quê hương, đất nước
Bài mẫu 1
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khỏe khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Bài mẫu 2
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365