Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 24. Xâu kí tự SGK Tin học 10 Kết nối tri thức

Các xâu kí tự sau có hợp lệ không? a) “123&*()+-ABC” b) “1010110&0101001” c) “Tây Nguyên” d) 11111111 = 256

Cuộn nhanh đến câu

Khởi động

Trả lời câu hỏi Khởi động trang 119 SGK Tin học 10

Em đã biết dữ liệu xâu kí tự (gọi tắt là xâu) từ bài 16 và chúng ta có thể tạo ra các biến kiểu xâu kí tự theo nhiều cách khác nhau như sau:

https://cdn.hoclieuthongminh.com/baivan/sites/default/files/styles/giua_bai/public/d/m/Y/20220408034722_wm_shs-tin-hoc-10-120.jpg?itok=v3f7OLQv

Liệu có lệnh nào trích ra từng kí tự của một xâu kí tự? Đếm số kí tự của một xâu?

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết trong bài 24

Lời giải chi tiết:

Lệnh trích ra từng kí tự của một xâu kí tự: thông qua chỉ số, bắt đầu từ 0 giống danh sách.

Đếm số kí tự của một xâu: lệnh len()


Hoạt động 1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 119 SGK Tin học 10 

Quan sát các ví dụ sau để biết cấu trúc xâu kí tự, so sánh với danh sách để biết sự khác nhau giữa xâu (string) và danh sách (list)

Phương pháp giải:

Quan sát các ví dụ

Lời giải chi tiết:

Cấu trúc xâu kí tự: xâu kí tự trong Python là dãy các kí tự Unicode.

So sánh với danh sách:

+ Giống: Xâu có thể coi là một danh sách các kí tự, có thể truy cập từng kí tự xâu qua chỉ số, chỉ số từ 0 đến độ dài len() – 1

+ Khác: Không thể thay đổi từng kí tự của xâu.


? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 120 SGK Tin học 10

1. Các xâu kí tự sau có hợp lệ không?

a) “123&*()+-ABC”                        

b) “1010110&0101001”

c) “Tây Nguyên”                             

d) 11111111 = 256

Phương pháp giải:

11111111 = 256 không được đặt trong dấu nháy nên không hợp lệ

Lời giải chi tiết:

Các xâu có kí tự hợp lệ:

a) “123&*()+-ABC”                        

b) “1010110&0101001”

c) “Tây nguyên”                            

2. Mỗi xâu hợp lệ ở Câu 1 có độ dài bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

a) “123&*()+-ABC”: 12

b) “1010110&0101001”: 15

c) “Tây Nguyên”:10


Hoạt động 2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 120 SGK Tin học 10

Quan sát các lệnh sau để biết cách duyệt từng kí tự của xâu kí tự bằng lệnh for. Có hai cách duyệt, theo chỉ số và theo phần tử của xâu kí tự.

Phương pháp giải:

Quan sát các lệnh

Lời giải chi tiết:

Có hai cách duyệt:

- Theo chỉ số: biến i lần lượt chạy theo chỉ số của xâu kí tự s, từ 0 đến len(s) – 1. Kí tự tại chỉ số i là s[i]

- Theo phần tử của xâu kí tự: biến ch sẽ được gán lần lượt các kí tự của xâu s từ đầu đến cuối.


? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 121 SGK Tin học 10

1. Sau khi thực hiện các lệnh sau, biến skq sẽ có giá trị bao nhiêu?

https://cdn.hoclieuthongminh.com/baivan/sites/default/files/styles/giua_bai/public/d/m/Y/20220408034722_wm_shs-tin-hoc-10-122.jpg?itok=uw9REmWZ

Phương pháp giải:

skq sẽ bao gồm các chữ số lẻ trong xâu s.

Lời giải chi tiết:

Skq sẽ có giá trị là 173.

2. Cho s1 = "abc", s2 = "ababcabca". Các biểu thức logic sau cho kết quả là đúng hay sai?

a) s1 in s2                       

b) s1 + s1 in s2

c) "abcabca" in s2          

d) "abc123" in s2

Phương pháp giải:

Từ khóa in hoặc là toán tử logic để kiểm tra một giá trị có mặt hay không trong một vùng giá trị/danh sách/xâu, hoặc để chọn lần lượt từng phần tử trong trong một vùng giá trị/danh sách/xâu

Lời giải chi tiết:

a) True              

b) True

c) True              

d) False


Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 122 SGK Tin học 10

1. Cho xâu S, viết đoạn lệnh trích ra xâu con của S bao gồm ba kí tự đầu tiên của S 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để viết chương trình

Lời giải chi tiết:

S = input("Nhập xâu kí tự bất kì:")

for i in range (3):

         print(S[i],end = " ")      

2. Viết chương trình kiểm tra xâu S có chữ số không. Thông báo "S có chứa chữ số" hoặc "S không chứa chữ số nào"

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để viết chương trình

Lời giải chi tiết:

S = input("Nhập xâu kí tự bất kì: ")

m=0

for ch in S:

    if '0'<=ch<='9':

        m=m+1

if m>0:

    print("Xâu S có chữ số")

else:

    print("Xâu S không chứa chữ số nào")


Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 122 SGK Tin học 10

1. Cho hai xâu s1, s2. Viết đoạn chương trình chèn xâu s1 vào giữa s2, tại vị trí len(s2)//2. In kết quả ra màn hình.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để viết chương trình

Lời giải chi tiết:

s1 = input("Nhập kí tự xâu s1 bất kì: ")

s2 = input("Nhập kí tự xâu s2 bất kì: ")

m = s2[ : len(s2)//2]

n = s2[len(s2)//2 :]

S = m + s1 + n

print(S)

2. Viết chương trình nhập số học sinh và họ tên học sinh. Sau đó đếm xem trong danh sách có bao nhiêu bạn tên là “Hương”.

Gợi ý: Sử dụng toán tử in để kiểm tra một xâu có là xâu con của một xâu khác.

Phương pháp giải:

Sử dụng toán tử in để kiểm tra một xâu có là xâu con của một xâu khác.

Lời giải chi tiết:

A=[]

m=0

n=int(input("Nhập số học sinh: "))

for i in range(0,n):

     A.append(input("Nhập họ tên học sinh:"))

for i in range(0,n):

    if "Hương" in A[i]:

        m+=1;

print("Lop có ", m, " bạn tên Hương")


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Bức xạ nhiệt và ánh sáng trong công nghiệp

Giới thiệu về y tế và khoa học

Bức xạ nhiệt và sự khác biệt với dẫn nhiệt. Cơ chế và tính chất của bức xạ nhiệt. Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt đến môi trường.

Khái niệm về hạt điện tử và vai trò trong vật lý hạt nhân. Cấu trúc và tính chất của hạt điện tử. Phân loại và tương tác của hạt điện tử với các hạt khác.

Phát ra bức xạ: Khái niệm, loại và tác động. Cơ chế phát ra từ nguồn tự nhiên và nhân tạo. Phương pháp đo và đơn vị đo bức xạ.

Khái niệm về sóng hồng ngoại

Khái niệm về sóng vô tuyến

Bức xạ: Giới thiệu, phân loại, ứng dụng và tác động lên con người. Đo lường và truyền bức xạ qua chất liệu.

Khái niệm truyền sóng điện từ, tính chất và ứng dụng của nó trong đời sống và công nghiệp. Truyền sóng điện từ là quá trình truyền tải năng lượng điện từ từ một điểm đến điểm khác thông qua không gian. Sóng điện từ là sự lan truyền của các trường điện và từ từ một nguồn phát đến các điểm tiếp xúc. Truyền sóng điện từ có ứng dụng rộng rãi trong viễn thông, y tế và công nghệ thông tin. Sóng radio và sóng truyền hình cho phép truyền tải thông tin từ một địa điểm đến nhiều địa điểm khác. Sóng siêu âm và tia X được sử dụng để chẩn đoán và phát hiện bệnh trong y tế. Truyền sóng điện từ còn được sử dụng để truyền tải dữ liệu và kết nối với internet trong công nghệ thông tin. Độ dài sóng, tần số và vận tốc là các tính chất quan trọng của sóng điện từ. Quá trình phát ra sóng điện từ sử dụng các thiết bị như anten, máy phát sóng và bộ truyền sóng, trong khi quá trình thu sóng điện từ sử dụng các thiết bị như anten, ăng-ten và cảm biến. Sóng điện từ có nhiều ứng dụng trong đời sống và công nghiệp, bao gồm sóng radio, sóng siêu âm và sóng tia X. Sự phát sóng và thu sóng điện từ đóng vai trò quan trọng trong truyền thông và giao tiếp hiện đại. Sóng điện từ và dải tần số. Mô tả các dải tần số của sóng điện từ, bao gồm sóng radio, sóng hồng ngoại, sóng siêu âm, sóng tia X và tia gamma. Sóng radio là dạng sóng điện từ có tần số từ vài kHz đến hàng trăm GHz, được sử dụng rộng rãi trong truyền thông và viễn thông. Sóng hồng ngoại là dạng sóng điện từ có dải tần số nằm giữa sóng hạt nhìn thấy và sóng viễn thị. Sóng siêu âm là loại sóng điện từ có tần số cao hơn ngưỡng nghe thường, được

Khái niệm về hấp thụ bức xạ - Định nghĩa và vai trò trong vật lý và hóa học

Xem thêm...
×