Bài 18: Bạn bè bốn phương
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua trang 99 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Nhớ - viết: Cu-ba tươi đẹp trang 101 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Trao đổi: Thực hành giao lưu trang 102 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Một kì quan trang 103 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Viết thư làm quen trang 104 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Nhập gia tùy tục trang 105 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Nghe - viết: Hạt mưa trang 106 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Trao đổi: Em đọc sách báo trang 107 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Bác sĩ Y-éc-xanh trang 109 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Em kể chuyện trang 111 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Người hồi sinh di tích trang 112, 113 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Viết về một nhân vật trong truyện trang 115 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Nghe - kể: Sự tích cây lúa trang 97 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Ôn các chữ viết hoa trang 97 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị trang 96 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Cu-ba tươi đẹp trang 94, 95 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diềuGặp gỡ ở Lúc-xăm-bua trang 99 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ học sinh nước nào. Những điều gì khiến cán bộ trong đoàn bất ngờ và thích thú. Hình ảnh ở đoạn cuối bài nói lên điều gì. Chọn ý em thích. Em có nhận xét gì về các bạn học sinh trong bài đọc này. Tên riêng Lúc-xăm-bua được viết như thế nào. Chọn ý đúng. Viết lại tên riêng của các bạn học sinh Lúc-xăm-bua trong bài đọc.
Nội dung
Bài đọc kể về một cuộc gặp gỡ của đoàn khách Việt Nam và các em học sinh tiểu học người Lúc-xăm-bua. Đoàn khách rất bất ngờ vì sự nhiệt tình, thân thiện và hiếu khách của các em. |
Phần I
Bài đọc:
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học. Cô Hiệu trưởng mời đoàn vào thăm một lớp. Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt giới thiệu bằng tiếng Việt : “Em là Mô-ni-ca”, “Em là Giét-xi-ca”,… Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài hát “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như đàn tơ-rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,…Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt : “Việt Nam, Hồ Chí Minh.”
Hóa ra cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam. Các em còn tìm hiểu về Việt Nam trên In-tơ-nét. Các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: “Học sinh Việt Nam học những môn gì?”, “Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào?”, “Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò chơi gì?”.
Đã đến lúc chia tay. Dưới làn tuyết bay mù mịt, các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người và xe cộ tấp nập của thành phố châu Âu hoa lệ, mến khách.
Theo QUỲNH PHƯƠNG
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ học sinh nước nào?
Câu 2
Những điều gì khiến cán bộ trong đoàn bất ngờ và thích thú?
Câu 3
Hình ảnh ở đoạn cuối bài nói lên điều gì? Chọn ý em thích:
a) Các bạn học sinh rất hiếu khách.
b) Các bạn học sinh rất yêu mến Việt Nam.
c) Đoàn cán bộ Việt Nam nhớ mãi tình cảm của học sinh nước bạn.
Câu 4
Em có nhận xét gì về các bạn học sinh trong bài đọc này?
Phần III
Câu 1: Tên riêng Lúc-xăm-bua được viết như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Viết hoa chữ cái đầu tiên và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng.
b) Viết hoa chữ cái đầu tiên, không đặt gạch nối giữa các tiếng.
c) Viết hoa chữ cái đầu tiên của tất cả các tiếng trong tên.
Câu 2
Viết lại tên riêng của các bạn học sinh Lúc-xăm-bua trong bài đọc.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365