Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Người hồi sinh di tích trang 112, 113 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

Ông Ka-dích là người nước nào. Ông Ka-dích tham gia trùng tu và giới thiệu những di sản nổi tiếng nào của Việt Nam. Tinh thần làm việc của ông Ka-dích khi tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn nói lên điều gì về ông. Câu chuyện về kiến trúc sư Ka-dích có điểm gì giống câu chuyện về bác sĩ Y-éc-xanh mà em đã học. Tìm đọc thêm thông tin về kiến trúc sư Ka-dích. Tìm từ ngữ thích hợp với ô trống để tạo hình ảnh so sánh. Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một sự vật (đồ vật, bông hoa hoặc con vật

Cuộn nhanh đến câu

Nội dung

Bài đọc nói về công lao của Ka-dích đối với việc phát triển, trùng tu các di tích lịch sử.

Phần I

Bài đọc:

Người hồi sinh di tích

Giữa những ngôi nhà nhỏ, mái ngói nhấp nhô của đô thị cổ Hội An, có một bước tượng được người dân và du khách thường xuyên đến dâng hoa và hương. Đó là tượng kiến trúc sư Ka-dích. Từ đất nước Ba Lan xa xôi, ông đã đến Việt Nam và cống hiến hết mình cho việc hồi sinh nhiều di sản văn hóa suốt 17 năm trời, cho đến những ngày cuối đời. Ông là người có công lớn trong việc phát triển đô thị cổ Hội An thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.

Nhiều người còn nhớ những ngày Ka-dích tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn. Ông làm việc say mê, bất chấp mùa hè nóng nực, con trùng rất nhiều, bom mìn còn sót lại trong chiến tranh có thể nổ bất cứ lúc nào. Ông đã cùng mọi người ăn nước suối, tắm nước suối, ngủ trong lán trại, ăn mắm dưa như một nông dân thực thụ.

Ngoài Mỹ Sơn, Hội An, Ka-dích còn có những đóng góp lớn trong việc trùng tu di tích Hoàng thành Huế. Ông cũng là người giới thiệu các di sản văn hóa này với thế giới. Cả Hoàng thành Huế, thành địa Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An đều được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. 

Theo DUY HIỂN và AN NHI


Phần II

Đọc hiểu:

Câu 1: Ông Ka-dích là người nước nào? 


Câu 2

Ông Ka-dích tham gia trùng tu và giới thiệu những di sản nổi tiếng nào của Việt Nam? 


Câu 3

Tinh thần làm việc của ông Ka-dích khi tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn nói lên điều gì về ông? 


Câu 4

Câu chuyện về kiến trúc sư Ka-dích có điểm gì giống câu chuyện về bác sĩ Y-éc-xanh mà em đã học?

- Tìm đọc thêm thông tin về kiến trúc sư Ka-dích. 


Phần III

Câu 1: Tìm từ ngữ thích hợp với ô trống để tạo hình ảnh so sánh:

a) Sông Hoài duyên dáng Hội An

Đèn hoa lấp lánh _ ngàn sao sa. 

Ca dao

b) Những khóm phong lan đuôi chồn lá dài móc trên cành đa _ bờm ngựa thả xuống những chùm hoa tím khiêm tốn, dịu dàng.

MA VĂN KHÁNG


Câu 2

Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một sự vật (đồ vật, bông hoa hoặc con vật,...) mà em yêu thích.

Mẫu: Bộ lông thỏ óng mượt như tơ. 


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm vật liệu và vai trò của chúng trong sản xuất vật dụng

Khái niệm về hướng nam châm

Khái niệm về trải nghiệm: định nghĩa, yếu tố cấu thành và tầm quan trọng. Các loại trải nghiệm và cách tạo ra trải nghiệm tốt.

Khái niệm về nam châm vĩnh cửu

Khái niệm về vật liệu từ, định nghĩa và vai trò của nó trong ngành công nghiệp và xây dựng

Khái niệm về nam châm thông thường

Khái niệm về Ferrite - Định nghĩa và ứng dụng của Ferrite trong hóa học và kim loại

Giới thiệu về đèn hàn, lịch sử phát triển và các loại đèn hàn thông dụng hiện nay. Đèn hàn là công cụ quan trọng trong công nghiệp hàn, được sử dụng để nối chặt hai mảnh kim loại. Lịch sử phát triển của đèn hàn bắt đầu từ thế kỷ 19, khi các đèn hàn đầu tiên được phát minh và sử dụng nguyên liệu như than hoặc dầu để tạo lửa hàn. Ngày nay, có nhiều loại đèn hàn hiện đại như đèn hàn điện cầm tay, đèn hàn điện tử, đèn hàn laser và đèn hàn plasma. Mỗi loại đèn hàn có ưu điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với các công việc hàn khác nhau. Hiểu về đèn hàn và các loại đèn hàn thông dụng rất quan trọng để thực hiện công việc hàn hiệu quả và an toàn. Nguyên lý hoạt động của đèn hàn, mô tả quá trình tạo ra nguồn nhiệt để hàn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hàn. Các loại điện cực sử dụng trong đèn hàn, giới thiệu về ưu điểm và nhược điểm của từng loại cực. Các lỗi thường gặp khi sử dụng đèn hàn và cách khắc phục chúng. An toàn khi sử dụng đèn hàn, tổng quan về các biện pháp an toàn cần tuân thủ khi sử dụng đèn hàn, bao gồm đeo kính bảo vệ, sử dụng bảo hộ lao động và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.

Khái niệm nung chảy và vai trò của nó trong đổi mới vật liệu. Các loại vật liệu có thể nung chảy và cách thức nung chảy để tạo thành sản phẩm mới. Phương pháp nung chảy, bao gồm nung chảy bằng lò, tia laser và điện. Các ứng dụng của nung chảy trong công nghệ in 3D.

Khái niệm về uốn cong, yếu tố ảnh hưởng và phương pháp uốn cong vật liệu. Ứng dụng của quá trình uốn cong trong đời sống và công nghiệp.

Xem thêm...
×