Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 2. Nguyên tử trang 7, 8, 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo? Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt

Cuộn nhanh đến câu

2.1

Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo?

A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử.

B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.

C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron.

D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.


2.2

Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo?

A. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau tạo thành các lớp electron.

B. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn.

C. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 8 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa nhiều hơn 8 electron.

D. Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.


2.3

Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt

A. electron và proton.                                                 

B. electron, proton và neutron.

C. neutron và electron.                                               

D. proton và neutron.


2.4

Cho các phát biểu:

(1) Nguyên tử trung hòa về điện.

(2) Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.

(3) Trong nguyên tử, số hạt mang điện tích dương bằng số hạt mang điện tích âm nên số hạt electron bằng số hạt neutron.

(4) Vỏ nguyên tử, gồm các lớp electron có khoảng cách khác nhau đối với hạt nhân.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1.                             

B. 2.                             

C. 3.                                     

D. 4.


2.5

Hãy viết tên, điện tích và khối lượng của các hạt cấu tạo nên nguyên tử vào chỗ trống để hoàn thiện bảng dưới đây.


2.6

Từ Hình 2.1 mô phỏng một nguyên tử carbon, hãy cho biết trong một nguyên tử carbon có bao nhiêu hạt electron, proton, neutron.


2.7

Mặt Trời chứa chủ yếu hai nguyên tố hóa học là hydrogen (H) và helium (He). Hình  biểu diễn một nguyên tử hydrogen và một nguyên tử helium.

Dựa vào hình vẽ trên hãy cho biết:

a) Mỗi vòng tròn xung quanh hạt nhân được gọi là gì?

A. Một liên kết.

B. Một electron.

C. Một lớp vỏ electron.

D. Một proton.

b) Có bao nhiêu electron trong lớp vỏ của nguyên tử H, He? Có bao nhiêu proton trong hạt nhân của nguyên tử H, He?


2.8

Giải thích vì sao có thể coi khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, lấy ví dụ về một nguyên tử để minh họa.


2.9

Nguyên tử lithium có 3 proton.

a) Có bao nhiêu electron trong nguyên tử lithium?

b) Biết hạt nhân nguyên tử lithium có 4 neutron, tính khối lượng nguyên tử của lithium theo đơn vị amu.


2.10

Mô tả sự khác nhau giữa cấu tạo một nguyên tử hydrogen và cấu tạo một nguyên tử helium.


2.11

Oxygen là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí, duy trì sự sống và sự cháy. Hoàn thiện Hình 2.3 để mô tả cấu tạo một nguyên tử oxygen.


2.12

Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Ro-dơ-pho – Bo, số lớp electron của nguyên tố đó là

A. 1.                             

B. 2.                             

C. 3.                                     

D. 4.


2.13

Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 1, 2, 8.                     

B. 2, 8, 1.                     

C. 2, 3.                                     

D. 3, 2.


2.14

Nitrogen là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitrogen có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitrogen, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 7.                             

B. 2, 5.                         

C. 2, 2, 3.                                      

D. 2, 4, 1.


2.15

Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là?

A. 2.                             

B. 5.                             

C. 7.                                     

D. 8.


2.16

Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử có calcium có số proton là

A. 2.                             

B. 10.                           

C. 18.                                     

D. 20.


2.17

Nguyên tử aluminium có 13 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử aluminium là

A. 2.                             

B. 8.                             

C. 10.                                     

D. 18.


2.18

Muối ăn chứa hai nguyên tố hóa học là sodium và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố sodium và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử sodium và chlorine lần lượt là

A. 1 và 7.                     

B. 3 và 9.                     

C. 9 và 15.                                     

D. 3 và 7.


2.19

Trong hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 2, 10, 6.                   

B. 2, 6 8.                      

C. 2, 8, 6.                                     

D. 2, 9, 5.


2.20

Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có ba lớp electron. Hãy hoàn thiện hình 2.4 để mô tả mô hình một nguyên tử silicon.


2.21

Hạt nhân một nguyên tử flourine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của nguyên tử flourine xấp xỉ bằng

A. 9 amu.                     

B. 10 amu.                   

C. 19 amu.                                      

D. 28 amu.


2.22

Muối ăn chứa hai nguyên tố hóa học là sodium và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố sodium và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sodium và chlorine, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 2, 9 và 2, 10, 5.                                             

B. 2, 9 và 2, 8, 7.

C. 2, 8, 1 và 2, 8, 7                                            

D. 2, 8, 1 và 2, 8, 5.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về phản ứng hóa học

Khái niệm về chất tham gia trong phản ứng hóa học: định nghĩa, vai trò và loại chất tham gia. Cách nhận biết chất tham gia và vai trò của chúng trong phản ứng hóa học.

Khái niệm về tỉ lệ số lượng

Dự đoán tính chất chất mới trong hóa học: tầm quan trọng và ứng dụng

Khái niệm về khả năng tan và cách đo lường; yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tan; các loại khả năng tan và ứng dụng của khả năng tan trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về Thông số quan trọng

Khái niệm về số lượng chất và ứng dụng của nó

Khái niệm về năng lượng tự do

Khái niệm cân bằng nguyên tử - Vai trò và tầm quan trọng trong hóa học. Quy tắc bảo toàn khối lượng và quy tắc bảo toàn điện tích trong cân bằng nguyên tử. Cách cân bằng nguyên tử trong phản ứng hóa học và ứng dụng của nó trong đời sống và công nghiệp.

Định nghĩa cân bằng điện tích- Giới thiệu về khái niệm cân bằng điện tích, hiểu cân bằng điện tích là gì và tại sao nó quan trọng trong hóa học. Cân bằng điện tích là khái niệm quan trọng trong hóa học. Trong một hợp chất hoặc phản ứng hóa học, tổng số điện tích dương phải cân bằng tổng số điện tích âm để đảm bảo cân bằng điện tích. Cân bằng điện tích là quy tắc quan trọng trong việc xác định phản ứng hóa học và tính chất của các hợp chất. Hiểu và áp dụng cân bằng điện tích là rất quan trọng để nghiên cứu và áp dụng hóa học trong thực tế. Cân bằng điện tích cũng liên quan đến khái niệm ion, cation và anion.

Xem thêm...
×