Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 5. Phân tử - Đơn chất - Hợp chất trang 14, 15, 16 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Phân tử là Khối lượng phân tử là Phân tử (X) được tạo bởi nguyên tố carbon và nguyên tố oxygen. Khối lượng phân tử (X) là

Cuộn nhanh đến câu

5.1

Phân tử là

A. hạt đại diện cho chất, được tạo bởi một nguyên tố hóa học.

B. hạt đại diện cho hợp chất, được tạo bởi nhiều nguyên tố hóa học.

C. phân tử do một hoặc nhiều nguyên tử kết hợp với nhau và mang đầy đủ tính chất của chất.

D. hạt nhỏ nhất do các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau tạo thành chất.


5.2

Khối lượng phân tử là

A. tổng khối lượng các nguyên tố có trong phân tử.

B. tổng khối lượng các hạt hợp thành của chất có trong phân tử.

C. tổng khối lượng các nguyên tử có trong hạt hợp thành của chất.

D. khối lượng của nhiều nguyên tử.


5.3

Phân tử (X) được tạo bởi nguyên tố carbon và nguyên tố oxygen. Khối lượng phân tử (X) là

A. 28 amu.                                                         

B. 32 amu.

C. 44 amu.                                                         

D. 28 amu hoặc 44 amu.


5.4

Đơn chất là

A. kim loại có trong tự nhiên.

B. phi kim do con người tạo ra.

C. những chất luôn có tên gọi trùng với tên nguyên tố hóa học.

D. chất tạo ra từ một nguyên tố hóa học.


5.5

Hợp chất là

A. chất tạo từ 2 nguyên tố hóa học.

B. chất tạo từ nhiều nguyên tố hóa học.

C. chất tạo từ 2 nguyên tố kim loại trở lên.

D. chất tạo từ các nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim.


5.6

Phát biểu đúng là

A. Phân tử đơn chất là do các đơn chất hợp thành.

B. Phân tử hợp chất là do các hợp chất hợp thành.

C. Các phân tử khí trơ đều do các nguyên tử khí trơ kết hợp với nhau theo một trật tự xác định.

D. Phân tử kim loại do các nguyên tử kim loại kết hợp với nhau theo một trật tự xác


5.7

Có các phát biểu sau:

(a) Các đơn chất kim loại đều có tên gọi trùng với tên của nguyên tố kim loại.

(b) Hợp chất là các chất ở thể lỏng.

(c) Hợp chất và đơn chất đều có chứa nguyên tố kim loại.

(d) Trong không khí chỉ chứa các đơn chất.

(e) Các đơn chất kim loại đều ở thể rắn.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                             

B. 2.                             

C. 3.                                     

D. 4.


5.8

Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây:

a) Mọi chất hóa học đều gồm vô số các hạt (1) … tạo thành. Những hạt này được gọi (2) ….

b) Mỗi phân tử thường do nhiều (3) … kết hợp với nhau. Phân tử mang đầy đủ (4) ….


5.9

Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây:

a) Đơn chất do (1)… tạo nên. Đơn chất tạo ra từ kim loại được gọi là (2)….

Đơn chất tạo ra từ (3)… được gọi là đơn chất phi kim.

b) Các đơn chất kim loại đều có khả năng (4)…; các đơn chất phi kim thì (5)….

c) Một nguyên tố kim loại chỉ tạo ra (6)…, có tên (7)…. Với một nguyên tố phi kim thì (8)…, có tên (9)….


5.10

Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây:

a) Hợp chất do (1)… tạo nên. Tên gọi của hợp chất và tên gọi của các nguyên tố tạo hợp chất luôn (2)….

b) Các hợp chất tạo bởi các nguyên tố kim loại thường ở (3)…. Các hợp chất tạo bởi các nguyên tố phi kim thì ở (4)….


5.11

Em hãy liệt kê một số phân tử chính có trong không khí. Tính khối lượng phân tử của chúng.


5.12

Trong mật ong có nhiều fructose. Phân tử fructose gồm 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O. Em hãy cho biết fructose thuộc loại phân tử gì? Tính khối lượng phân tử fructose.

 


5.13

Từ các nguyên tố C, H, O em hãy liệt kê 5 phân tử quen thuộc mà em biết và tính khối lượng phân tử của chúng.


5.14

Có các hình mô phỏng các chất sau:

Em hãy cho biết hình nào mô phỏng cho đơn chất, hình nào mô phỏng cho hợp chất.


5.15

a) Chất tạo bởi nguyên tố H và O là đơn chất hay hợp chất? Tên gọi của chất này là gì?

b) Hãy liệt kê các đơn chất và hợp chất được tạo ra từ 2 nguyên tố C và O.


5.16

Quan sát hình mô phỏng các chất, em hãy cho biết:

a) Có bao nhiêu đơn chất? Bao nhiêu hợp chất?

b) Có bao nhiêu hợp chất chứa nguyên tố carbon?

c) Có bao nhiêu hợp chất có tỉ lệ số nguyên tử bằng 1:2?


5.17

Vì sao phải dùng “muối i-ốt” thay cho muối ăn thông thường? Ngoài hợp chất sodium chloride, trong “muối i-ốt” còn có chứa phân tử gì? Em hãy tính khối lượng phân tử của phân tử đó.

 


5.18

Có các hình mô phỏng các phân tử sau:

a) Theo hình mô phỏng trên, em hãy cho biết có mấy loại phân tử? Đó là những loại phân tử gì?

b) Tính khối lượng phân tử của các phân tử có trong hình mô phỏng trên.

c) Hãy liệt kê thêm 3 phân tử cho mỗi loại phân tử trên.


5.19

Tìm hiểu trên internet, hãy kể tên 3 hợp chất có trong nước biển.


5.20

Trong khí thải nhà máy ở hình bên có nhiều chất. Theo em, đó là chất gì? Chúng là đơn chất hay hợp chất? Biết mỗi chất đều có cấu tạo gồm nguyên tố oxygen và nguyên tố khác.

 


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Giới thiệu về sản phẩm gia dụng - phân loại, ứng dụng và tiêu chuẩn an toàn

JavaScript và các thư viện cơ bản: jQuery, Lodash, Underscore, Moment.js và D3.js

Thành phần giao diện người dùng và chức năng của các thành phần như button, text field, label, checkbox, radio button, dropdown menu, slider, progress bar và icon.

Giới thiệu về ứng dụng web, công nghệ và phương pháp thiết kế giao diện, cùng với SEO và các cách quảng bá ứng dụng web

Web Components: An Overview of Custom Elements, Shadow DOM, HTML Templates, Imports, and Polyfills

Phương thức tạo thành phần giao diện tùy chỉnh - cách tạo, truyền dữ liệu và xử lý sự kiện trong ReactJS và các kỹ thuật tối ưu hóa để tăng hiệu suất và trải nghiệm người dùng.

Đóng gói CSS: Khái niệm, kỹ thuật và lợi ích | Hướng dẫn sử dụng SASS, LESS, SCSS, Stylus, CSS Modules trong dự án và thực hành đóng gói CSS

Khái niệm kế thừa trong lập trình hướng đối tượng và các loại kế thừa: đơn, đa kế thừa, và đa cấp. Tính đa hình và cách sử dụng để giảm thiểu lỗi và tăng tính linh hoạt của chương trình. Ghi đè phương thức trong lớp con và cách sử dụng hàm super() để truy xuất đến phương thức của lớp cha. Sử dụng kế thừa và trừu tượng hóa để thiết kế các lớp và đối tượng trong một hệ thống lớn.

Đa hình trong lập trình hướng đối tượng và các loại đa hình: đa hình tĩnh, đa hình động và đa hình trừu tượng. Ví dụ về đa hình trong các ngôn ngữ lập trình như Java, C#, Python, PHP và C++. Giải thích định nghĩa và các ví dụ về đa hình động và đa hình tĩnh. Cách sử dụng ghi đè phương thức để thực hiện đa hình trong lập trình hướng đối tượng.

Tính linh hoạt và ứng dụng của nó trong cuộc sống | Các tình huống thử thách để rèn luyện kỹ năng linh hoạt | Các kỹ năng cần thiết để trở thành người linh hoạt | Các bài tập thực hành để rèn luyện kỹ năng linh hoạt | Phản hồi và đánh giá về khả năng linh hoạt của học viên.

Xem thêm...
×