Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Nhím Xanh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 - Đề số 2

Câu 1 :

Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã đề ra và thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn với mục đích gì?

  • A

    Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

     

  • B

    Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.

     

  • C

    Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

     

  • D

    Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc thực hiện các kế hoạch dài hạn như kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), lần sáu (1956-1960) và kế hoạch 7 năm (1959-1965)

Câu 2 :

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực nào?

  • A

    Kinh tế

     

  • B

    Chính trị- xã hội

     

  • C

    Văn hóa- giáo dục

     

  • D

    Quân sự

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cuộc cải tổ ở Liên Xô từ năm 1985 diễn ra đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế. Mặc dù ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng nền kinh tế đất nước vẫn trượt dài trên khủng hoảng

Câu 3 :

Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô có điểm gì nổi bật?

  • A

    Phát triển tương đối ổn định.

     

  • B

    Phát triển xen lẫn khủng hoảng

     

  • C

    Phát triển chậm

     

  • D

    Trì trệ, khủng hoảng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế đất nước ngày càng khó khăn, trì trệ, khủng hoảng:

- Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trì trệ.

- Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng khan hiếm.

=> Mức sống của người dân Xô Viết giảm sút.

Câu 4 :

Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?

  • A

    hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

     

  • B

    hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc

     

  • C

    hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

     

  • D

    hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới: thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức

Câu 5 :

Một trong những biểu hiện chứng tỏ Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là

  • A

    tích cực giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới

     

  • B

    trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây

     

  • C

    làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ

     

  • D

    thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 là: Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những biểu hiện chứng minh Liên Xô là thành trì của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 6 :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

  • A

    Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.

  • B

    Là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng thế giới.

  • C

    Là thành quả đấu tranh kiên cường bền bỉ của phong trào cách mạng thế giới.

  • D

    Không có tác động gì.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một tổn thất nặng nề của chủ nghĩa xã hội nói riêng và phong trào cách mạng thế giới nói chung. Đồng thời, đây cũng là tổn thất đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.

Câu 7 :

Cho các sự kiện sau về Liên Xô: 1. Chế tạo thành công bom nguyên tử; 2. Sản xuất công nghiệp tăng 73%; 3. Phóng tàu vũ trụ đưa Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất. Hãy chọn thứ tự sắp xếp đúng:

  • A

    1-3-2

  • B

    3-2-1

  • C

    2-1-3

  • D

    1-2-3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thứ tự các sự kiện được sắp xếp như sau:

1. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử;

2. Năm 1950, sản xuất công nghiệp của Liên Xô tăng 73%;

3. Năm 1961, phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất.

Câu 8 :

Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A

    Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô

     

  • B

    Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

     

  • C

    Sự giúp đỡ của các nước tư bản

     

  • D

    Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, toàn bộ cơ sở vật chất của Liên Xô chỉ còn là một đống gạch vụn. Tuy nhiên chỉ trong vòng hơn 20 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đạt được những thành tựu rực rỡ, vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công này là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô. Nếu Đảng và Nhà nước Liên Xô đưa ra các kế hoạch khôi phục kinh tế những không có sự ủng hộ của nhân dân thì khó có thể thực hiện thành công.

Câu 9 :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay không? Vì sao?

  • A

    Có. Vì Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và lớn nhất.

     

  • B

    Không. Vì đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.

     

  • C

    Có. Vì phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa nằm ở khu vực Đông Âu.

     

  • D

    Có. Vì trên thế giới không còn nước nào đi theo chủ nghĩa xã hội.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, chưa đúng đắn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên…

Câu 10 :

Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

  • A

    Gagarin

     

  • B

    Neil Amstrong

     

  • C

    Buzz Aldrin

     

  • D

    Eugene Cernan

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tiễn để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Câu nói đầu tiên từ vũ trụ của Gagarin chuyển về Trái đất là “Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”. Đây cũng chính là thông điệp hòa bình bất diệt mà Liên Xô thời đó đã chuyển tới con người trên khắp hành tinh.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về Ferrite - Định nghĩa và ứng dụng của Ferrite trong hóa học và kim loại

Giới thiệu về đèn hàn, lịch sử phát triển và các loại đèn hàn thông dụng hiện nay. Đèn hàn là công cụ quan trọng trong công nghiệp hàn, được sử dụng để nối chặt hai mảnh kim loại. Lịch sử phát triển của đèn hàn bắt đầu từ thế kỷ 19, khi các đèn hàn đầu tiên được phát minh và sử dụng nguyên liệu như than hoặc dầu để tạo lửa hàn. Ngày nay, có nhiều loại đèn hàn hiện đại như đèn hàn điện cầm tay, đèn hàn điện tử, đèn hàn laser và đèn hàn plasma. Mỗi loại đèn hàn có ưu điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với các công việc hàn khác nhau. Hiểu về đèn hàn và các loại đèn hàn thông dụng rất quan trọng để thực hiện công việc hàn hiệu quả và an toàn. Nguyên lý hoạt động của đèn hàn, mô tả quá trình tạo ra nguồn nhiệt để hàn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hàn. Các loại điện cực sử dụng trong đèn hàn, giới thiệu về ưu điểm và nhược điểm của từng loại cực. Các lỗi thường gặp khi sử dụng đèn hàn và cách khắc phục chúng. An toàn khi sử dụng đèn hàn, tổng quan về các biện pháp an toàn cần tuân thủ khi sử dụng đèn hàn, bao gồm đeo kính bảo vệ, sử dụng bảo hộ lao động và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.

Khái niệm nung chảy và vai trò của nó trong đổi mới vật liệu. Các loại vật liệu có thể nung chảy và cách thức nung chảy để tạo thành sản phẩm mới. Phương pháp nung chảy, bao gồm nung chảy bằng lò, tia laser và điện. Các ứng dụng của nung chảy trong công nghệ in 3D.

Khái niệm về uốn cong, yếu tố ảnh hưởng và phương pháp uốn cong vật liệu. Ứng dụng của quá trình uốn cong trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về lò nóng và nguyên lý hoạt động, quá trình biến đổi nhiệt, các loại lò nóng và ứng dụng của lò nóng trong đời sống và công nghiệp.

Phân tích tín hiệu: Khái niệm, phương pháp và ứng dụng

Phân tích tín hiệu bằng phổ: Định nghĩa, vai trò và ứng dụng

Khái niệm về miền tần số - Định nghĩa và vai trò của nó trong lĩnh vực điện tử. Biến đổi Fourier - Chuyển đổi tín hiệu từ miền thời gian sang miền tần số. Miền tần số trong xử lý tín hiệu - Bộ lọc tần số và phân tích tín hiệu. Miền tần số trong truyền thông - Kỹ thuật điều chế và giải chế tín hiệu.

Cấu trúc tần số: Khái niệm, vai trò và ứng dụng trong khoa học vật liệu và công nghệ sản xuất.

Khái niệm về điện lực và vai trò của nó trong vật lý. Mô tả điện trường và điện tích, cách chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Tổng quan về điện thế và dòng điện, cách đo và đơn vị của chúng. Mô tả cấu trúc của mạch điện và nguyên tắc hoạt động của nó. Các ứng dụng của điện lực trong đời sống và công nghiệp.

Xem thêm...
×