Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Bạch Tuộc Hồng
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 1 - Đề số 3

Câu 1 :

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?

  • A

    Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.

  • B

    Mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội hội từ châu Âu sang châu Á

  • C

    Thể hiện sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

  • D

    Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) đã:

- Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

- Hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

Câu 2 :

Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A

    135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada

     

  • B

    chế độ độc tài Batixta bị lật đổ

     

  • C

    chế độ độc tài Batixta được thiết lập

     

  • D

    cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Nước Cộng hòa Cuba được thành lập

Câu 3 :

Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A

    Cuối những năm 40 thế kỉ XX

     

  • B

    Đầu những năm 50 thế kỉ XX

     

  • C

    Cuối những năm 50 thế kỉ XX

     

  • D

    Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đến cuối những năm 50 thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập

Câu 4 :

Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

 

  • A

    Hợp tác trên lĩnh vực du lịch

     

  • B

    Hợp tác trên lĩnh vực quân sự

     

  • C

    Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục

     

  • D

    Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ năm nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999. ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Câu 5 :

Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?

 

  • A

    Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh

     

  • B

    Sự khác biệt về trình độ phát triển

     

  • C

    Sự khác biệt về hệ tư tưởng

     

  • D

    Ảnh hưởng của cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa về đường lối đối ngoại:

- Việt Nam, Lào, Campuchia kháng chiến chống Mĩ xâm lược

- Thái Lan, Philippin tham gia vào khối SEATO, giúp Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam

- Indonexia, Miến Điện thị hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc

Câu 6 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là

 

  • A

    Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh

     

  • B

    Sự can thiệp trở lại của các nước lớn

     

  • C

    Di hại của chủ nghĩa thực dân để lại

     

  • D

    Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là do các cuộc xung đột, nội chiến sắc tộc, tôn giáo; tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành.

Câu 7 :

Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- chính trị ở khu vực?

 

  • A

    Liên minh châu Phi

     

  • B

    Cộng đồng kinh tế châu Phi

     

  • C

    Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi

     

  • D

    Hiệp hội các nước châu Phi

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong những năm gần đây, các nước châu Phi đang nỗ lực cùng nhau giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế thông qua vai trò chủ yếu của Liên minh châu Phi (AU)

Câu 8 :

Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

 

  • A

    Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập

     

  • B

    Các nước châu Á đều gia nhập ASEAN

     

  • C

    Châu Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới

     

  • D

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á ở mức cao nhất thế giới

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập. Đây là biến đổi quan trọng nhất, quyết định những biến đổi tiếp theo của khu vực.

Câu 9 :

Tại sao quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương trong giai đoạn 1967-1975 lại đối đầu căng thẳng?

 

  • A

    Do sự đối lập về hệ tư tưởng

     

  • B

    Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh

     

  • C

    Do vấn đề Campuchia

     

  • D

    Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình mối quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) Mĩ thực hiện ở Việt Nam, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đồng minh, trong đó có Thái Lan và Philippin. Do đó quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN trở nên căng thẳng.

Câu 10 :

Tại sao lại gọi là khu vực Mĩ Latinh?

 

  • A

    Chủ yếu là thuộc địa của Pháp, nói ngữ hệ Latinh

     

  • B

    Chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nói ngữ hệ Latinh

     

  • C

    Ngữ hệ Latinh là ngôn ngữ bản địa

     

  • D

    Chủ yếu là thuộc địa của Anh, nói ngữ hệ Latinh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết khu vực Trung và Nam Mĩ đều là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Do thời gian thống trị dài nên hầu hết dân cư ở đây đều nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha- ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Latinh. Vì vậy khu vực này được gọi là Mĩ Latinh


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về xí nghiệp

Khái niệm về cấp điện, cấu tạo và nguyên lý hoạt động, cùng với các loại cấp điện trong điện lực học.

Năng lượng và vai trò của nó trong cuộc sống

Khái niệm về hệ thống máy móc

Khái niệm về tàu và các loại tàu phổ biến. Cấu trúc tàu và chức năng của các bộ phận. Các loại động cơ tàu và vai trò của chúng. Các phương tiện đi lại trên tàu như thuyền cứu hộ và thang máy. Biện pháp an toàn áp dụng trên tàu để đảm bảo an toàn cho hành khách và phi hành đoàn.

Khái niệm về xe điện

Khái niệm về hệ thống đèn chiếu sáng

Khái niệm về ngành điện tử và phạm vi của nó. Các thành phần cơ bản của một hệ thống điện tử. Các loại linh kiện điện tử. Các loại mạch điện tử. Ứng dụng của ngành điện tử trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về nguồn cấp và vai trò của nó trong kinh tế và sản xuất. Các loại nguồn cấp như nguồn cấp nhân lực, nguồn cấp tài chính, nguồn cấp nguyên liệu và nguồn cấp vật liệu. Cách sử dụng và quản lý nguồn cấp hiệu quả. Tác động của nguồn cấp đến môi trường và cần bảo vệ các nguồn cấp tự nhiên.

Tại sao cần bảo vệ thiết bị Giới thiệu về tầm quan trọng của việc bảo vệ thiết bị, nguyên nhân gây hại và tác động đến công việc và sản phẩm. Bảo vệ thiết bị là quan trọng để duy trì hiệu suất và tuổi thọ của nó. Nguyên nhân gây hại có thể là môi trường làm việc, sử dụng không đúng cách, va đập, mài mòn, nhiệt độ cao, độ ẩm, bụi bẩn và yếu tố khác. Việc không bảo vệ thiết bị sẽ làm giảm hiệu suất, gây sự cố và hỏng hóc, gián đoạn quy trình sản xuất và gây mất công và thời gian. Bảo vệ thiết bị là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất, tuổi thọ và giảm thiểu sự cố và chi phí không đáng có. Phương pháp bảo vệ thiết bị Các phương pháp bảo vệ thiết bị, bao gồm sử dụng phụ kiện bảo vệ, đảm bảo điều kiện môi trường và bảo trì định kỳ. Sử dụng phụ kiện bảo vệ để bảo vệ thiết bị khỏi va đập, trầy xước và rơi vỡ. Đảm bảo điều kiện môi trường để tránh tiếp xúc với nước, bảo vệ khỏi bụi, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Bảo trì định kỳ bằng cách làm sạch, kiểm tra và bảo dưỡng. Kiểm tra và đánh giá bảo vệ thiết bị Các phương pháp kiểm tra và đánh giá hiệu quả bảo vệ thiết bị, bao gồm kiểm tra trực quan, kiểm tra chức năng và kiểm tra định kỳ. Kiểm tra trực quan để phát hiện các dấu hiệu về hư hỏng, mất cân bằng hoặc vấn đề khác. Kiểm tra chức năng để đảm bảo hoạt động đúng cách. Kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề có thể gây

Xem thêm...
×