Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 6. Hành trình tri thức - Văn mẫu 7 Chân trời sáng tạo


Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bàn về đọc sách

Hãy phân tích văn bản Tôi đi học Từ văn bản Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh, em hãy kể lại chuyện ngày đầu tiên đi học của em Hãy cho biết những nét thành công về nghệ thuật của văn bản Tôi đi học. Sức cuốn hút của văn bản được nên từ đâu? Phân tích hình ảnh chú bé – nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường của truyện ngắn Tôi đi học – Thanh Tịnh Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh Viết một đoạn văn giới thiệu về cảm xúc nhân vật “tôi” trong tác phẩm Tôi đi học Viết một đoạn văn với câu chủ đề: “Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh đã khơi lại trong lòng mỗi người những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên” Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh Viết một đoạn văn nhận xét về những hình ảnh so sánh trong văn bản Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh Viết một bài văn phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tôi đi học Nêu ý kiến tại sao em thích đọc sách Viết một đoạn văn phân tích văn bản Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm Nêu cảm nhận của em khi đọc bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, Trung Quốc Phân tích văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm và nói lên cảm nghĩ của em

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bàn về đọc sách

Chu Quang Tiềm là nhà lí luận và nhà mĩ học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông đã có một tác phẩm rất hay về vấn đề đọc sách, đó chính là tác phẩm “Bàn về đọc sách”.

Cuộn nhanh đến câu

Mở bài

MB 1

     Chu Quang Tiềm là nhà lí luận và nhà mĩ học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông đã có một tác phẩm rất hay về vấn đề đọc sách, đó chính là tác phẩm “Bàn về đọc sách”. Tác phẩm này được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách”.

MB 2

     Bài viết “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm là một bài viết thể hiện được cái nhìn sâu sắc về việc đọc sách của các bạn trẻ ngày nay. Bài viết này đã chỉ rõ được ba nội dung lớn của việc đọc sách là: Mục đích, cái khó và phương pháp đọc sách.

MB 3

     Sách là nguồn tri thức về xã hội và tự nhiên vô cùng lớn. Để làm nên những cuốn sách hay là cả một sự lao động vất vả của những nhà nghiên cứu. M.gorki từng nhận định rằng: “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên…tôi tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất…”. Điều đó cho thấy được vai trò của sách đối với cuộc sống của chúng ta. Cũng nói về điều này, Chu Quang Tiềm đã trình bày những suy ngẫm của mình về sách trong tác phẩm Bàn về đọc sách.

MB 4

     Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Bài viết Bàn về đọc sách là kết quả của quá trình tích lũy, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của tác giả muốn truyền lại kinh nghiệm cho các thế hệ sau.

MB 5

     Cuộc sống của chúng ta như một đại dương mênh mông vô tận, là sa mạc rộng lớn trải dài mà mỗi con người chỉ là một giọt nước hòa trong ngàn giọt nước biển cả, một hạt cát vô danh trong hàng triệu con người. Để sống và tỏa sáng như một ngôi sao thực thụ, bạn phải thực sự khác biệt. Và điều làm cho mỗi người nổi bật, để bước tới thành công và hạnh phúc chính là sách. Những lợi ích của việc đọc sách đã được Chu Quang Tiềm khẳng định trong bài “Bàn về đọc sách”.

Nguồn: Sưu tầm


Kết bài

KB 1

     Tóm lại, qua câu nói “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.” của Chu Quang Tiềm đã cho ta thấy đọc sách là nhu cầu cần thiết đối với mỗi con người. Mặc dù có nhiều cách để học mà không bao gồm việc đọc sách, nhưng nó vẫn là con đường quan trọng nhất giúp ta thành công trên con đường học tập. Chính Đại thi hào Nga Pu-skin cũng khuyên dạy chúng ta rằng “Đọc sách là cách học tốt nhất”, từ đó càng khẳng định rõ vai trò của sách trong đời sống hiện đại.

KB 2

     Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những khó khăn trong việc đọc sách, Chu Quang Tiềm đã đưa ra cho bạn đọc cách chọn và đọc sách sao cho đúng. Chọn sách phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Phải hiểu mình muốn mua sách với mục đích gì. Như vậy mới có thể tìm hiểu kiến thức một cách chính xác. Khi đọc sách, không nên đọc lướt qua, cũng không nên đọc tràn lan. Văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về việc đọc sách. Qua đó, tác giả hy vọng bạn đọc có thể chọn cho mình những cuốn sách hữu ích.

KB 3

     Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, chứ không thể tuỳ hứng và phải vừa đọc, vừa nghiền ngẫm kĩ. Tác giả đã trình bày những ý kiến xác đáng ấy bằng bài viết có lí lẽ chặt chẽ, có dẫn chứng và những ví von, so sánh rất sinh động. Trong thời đại văn hóa, các phương tiện nghe nhìn đang bùng nổ hiện nay, việc đọc sách đối với học sinh là biểu hiện của một phong cách văn hóa kiên định, bản lĩnh, vô cùng bố ích mà mỗi chúng ta không thể thờ ơ, không thể coi thường.

KB 4

      “Bàn về đọc sách” là một bài viết hay thảo luận về một vấn đề đang bị giới trẻ lãng quên trong thời gian gần đây, do mạng internet phát triển. Nhiều bạn trẻ giờ không còn thói quen đọc sách nữa, mà chỉ thích tham gia mạng xã hội, chơi game hoặc đọc truyện tranh…Văn hóa đọc là một văn hóa đặc sắc cần phải phát huy và giữ gìn nó.

KB 5

     Để đọc sách tốt chúng ta cần có phương pháp, vậy phương pháp đọc sách là gì? Tác giả Chu Quang Tiềm đã đưa ra phương pháp đọc sách, đọc sách cho kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần. Đọc với sự say mê, nghiền ngẫm sâu xa, trầm ngâm tích lũy kiến thức và mục đích của bản thân phải kiên định. Chúng ta không thể đọc sách một cách tràn lan mà phải có kế hoạch đọc mục đích đọc rõ ràng. Đọc sách không chỉ là tích lũy tri thức mà còn rèn luyện tư cách, học cách làm người, rèn luyện sự kiên trì nhẫn nại. Tác giả Chu Quang Tiềm đã thể hiện bài viết với một bố cục rất hợp lí và logic. Tác giả đã đưa ra cho người đọc những kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề đọc sách.

Nguồn: Sưu tầm


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khai niệm khai báo trong lập trình và các loại khai báo

Introduction to Classes and Their Use in Programming - Syntax, Constructors, Properties, Methods, Inheritance, Polymorphism, and Encapsulation

PolymerElement - Giới thiệu và cách hoạt động trong ứng dụng web

Tổng quan về tương tác các thành phần khác trong lập trình - HTML, CSS, JavaScript, thư viện và framework

Thiết kế giao diện trong UX/UI - Khái niệm, yếu tố và nguyên tắc thiết kế, phân tích giao diện của các trang web/app nổi tiếng, thực hành và kiểm thử đánh giá hiệu quả của giao diện đối với người dùng.

Giới thiệu về template và các loại template phổ biến hiện nay

CSS - Thiết kế trang web linh hoạt và dễ dàng hơn | Cú pháp CSS, Box model, Layout, Responsive design, Trang trí với CSS, CSS framework và CSS preprocessors - Giới thiệu các công cụ và kỹ thuật sử dụng CSS để tăng tốc độ thiết kế, tăng tính linh hoạt và dễ bảo trì của CSS.

Thành phần giao diện người dùng tùy chỉnh và vai trò trong thiết kế UI/UX

Tính chất đa hình trong sinh học và ứng dụng của nó trong công nghệ gen

Tính chất kế thừa trong lập trình hướng đối tượng và các loại kế thừa Giới thiệu về tính chất kế thừa và tầm quan trọng của nó trong lập trình hướng đối tượng. Các loại kế thừa bao gồm kế thừa đơn, đa năng, đa hình và đa cấp. Sử dụng từ khóa extends để thực hiện kế thừa trong Java và các ngôn ngữ lập trình khác. Tính đa hình trong kế thừa được sử dụng để tăng tính linh hoạt và tái sử dụng trong lập trình. Overriding và Overloading là hai tính năng quan trọng trong kế thừa trong lập trình hướng đối tượng. Kế thừa và trừu tượng hóa giúp tăng tính linh hoạt và sử dụng lại mã nguồn.

Xem thêm...
×