Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Kỳ Lân Xám
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mùa lá rụng trong vườn

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mùa lá rụng trong vườn giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.

Cuộn nhanh đến câu

Tóm tắt - Bài 1

Chị Hoài từng là dâu trưởng, vợ anh cả Tường liệt sĩ, trong nhà ông giáo Bằng. Sau đó chị đã có gia đình mới và sinh sống ở quê nhưng cả gia đình ông Bằng vẫn rất yêu quý chị. Nhận được thư ông Bằng kể về truyện Cừ bỏ trốn ra nước ngoài, chị thu xếp lên với nhà chồng cũ vào chiều 30 Tết. Thấy chị, những người em chồng đều mừng rỡ, tay bắt mặt mừng. Chị ân cần hỏi han từng người và đem quà quê biếu gia đình. Ông Bằng đang chuẩn bị cúng bữa cơm tất niên. Cả ông Bằng và chị Hoài đều rưng rưng xúc động, không ngăn được dòng nước mắt. Sau những lời hỏi thăm ân cần, ông Bằng chắp tay thành kính cúng tổ tiên. Dòng tâm tư và lời khấn vái của ông bày tỏ tấm lòng tri ân với tiên tổ, kết nối quá khứ với hiện tại. Ông Bằng vừa cúng xong, Hoài liền thế chân ông cụ bái lạy tiên tổ. Sau lễ cúng, mọi người hân hoan ngồi vào mâm cơm chiều 30 Tết, một mâm cơm sung túc, đủ đầy với đủ các món ăn truyền thống và thêm cả những món cầu kỳ do cô Lý chuẩn bị.


Tóm tắt - Bài 2

Mùa lá rụng trong vườn kể lại cuộc hội ngộ của chị Hoài và gia đình chồng cũ trong chiều 30 Tết.

Chị Hoài là con dâu cũ của ông Bằng, đã đi bước nữa và có gia đình riêng. Chiều 30 tết năm Bính Tuất. Gặp lại chị Hoài, mọi người trong gia đình, đặc biệt là bố chồng chị - ông Bằng vô cùng xúc động. Chị Hoài đã cùng bố chồng chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên, mọi người ngồi quây quần cùng nhau trong niềm hân hoan, ấm áp.


Tóm tắt - Bài 3

Chị Hoài là người con dâu cũ của ông Bằng, chồng mất chị Hoài đã đi bước nữa nhưng đến chiều 30 tết, chị vẫn mang theo quà quê về thăm gia đình chồng cũ. Gặp lại người thân cũ, chị em mừng rỡ, ríu rít hỏi thăm, ông Bằng nhìn thấy con dâu thì nén xúc động.
Câu chuyện xúc động giữa ông Bằng và con dâu đang diễn ra thì mâm cỗ cúng gia tiên đã bày biện xong. Ông Bằng khấn lễ cúng gia tiên. Trên bàn thờ hương khói nghi ngút, mâm cỗ rất thịnh soạn với bánh chưng xanh, mâm ngũ quả, chén rượu và hình ảnh song thân và anh cả Tường. Lễ khấn rất trang nghiêm, ấm cúng. Chị Hoài nhìn lên ban thờ rồi thế chân ông Bằng để khấn... Mọi người vào mâm với sự hân hoa, ấm áp không khí gia đình.


Bố cục

Văn bản chia thành 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "bệnh đấy chị ơi"): chị Hoài và sự trở về trong ngày ba mươi Tết

- Phần 2 (tiếp đến "lần này rỗi rãi nó phải đi"): ông Bằng khi gặp lại người con dâu

- Phần 3 (còn lại): mọi người trong gia đình ông Bằng với lễ cúng tất niên


Nội dung chính

 Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nề nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trong những cơn địa chấn từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về Daily Wear and Tear - Định nghĩa, ý nghĩa và tác động của nó đối với đời sống hàng ngày. Nguyên nhân, cách giảm thiểu và tác động của Daily Wear and Tear đến đời sống và kinh tế.

Khái niệm về wear and tear, định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Wear and tear là quá trình mòn, hao mòn và tổn thương tự nhiên của các vật liệu, sản phẩm hoặc các bộ phận trong quá trình sử dụng hàng ngày. Hiện tượng này xảy ra do sự va đập, ma sát và hóa chất trong quá trình sử dụng. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình wear and tear bao gồm mức độ sử dụng, tải trọng, tốc độ và điều kiện môi trường. Các lĩnh vực áp dụng wear and tear bao gồm công nghiệp, ô tô và ngành y tế. Để giảm thiểu wear and tear, cần thực hiện bảo trì định kỳ, sử dụng vật liệu chất lượng cao và tuân thủ quy tắc sử dụng đúng cách.

Khái niệm về độ bền ma sát và yếu tố ảnh hưởng đến nó. Phương pháp đánh giá độ bền ma sát và biện pháp tăng cường nó.

Khái niệm về Pilling - Định nghĩa và vai trò trong ngành may mặc. Nguyên nhân và cách phòng tránh Pilling. Xử lý Pilling trên quần áo bằng các sản phẩm và công nghệ phù hợp.

Khái niệm về colorfastness và vai trò trong ngành dệt may. Yếu tố ảnh hưởng đến colorfastness: ánh sáng, nhiệt độ, hóa chất, ma sát. Các phương pháp đánh giá colorfastness: phương pháp trực quan, đo lường, kiểm tra. Biện pháp tăng cường colorfastness: sử dụng chất phụ gia, chọn nguyên liệu phù hợp, phương pháp in ấn và nhuộm màu chính xác.

Các loại sợi: Loại sợi tự nhiên và sợi nhân tạo, bao gồm cotton, len, tơ tằm, lanh, polyester, nylon và acrylic. Đặc tính và ứng dụng của từng loại sợi.

Fabric Construction và các loại kết cấu vải: Plain weave, Twill weave, Satin weave, Jacquard weave và dobby weave. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu vải như sợi, độ dày, độ bền, độ co giãn, độ mềm mại và độ đàn hồi. Tổng quan về các phương pháp sản xuất vải: dệt, dệt kim, dệt thoi và in vải.

Khái niệm về finishing và các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất sản phẩm, bao gồm sơn phủ, mạ, khắc, in ấn và tráng phủ. Finishing giúp tạo ra sản phẩm đẹp mắt, chống trầy xước và bảo vệ khỏi tác động của môi trường. Các chất liệu phổ biến được sử dụng trong finishing bao gồm sơn, mực, chất tráng phủ và kim loại. Các ứng dụng của finishing trong các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm chế tạo ô tô, sản xuất điện thoại di động, trang trí nội thất và sản xuất đồ chơi trẻ em.

Khái niệm về Weave Pattern

Khái niệm về Thread Count: định nghĩa và ý nghĩa trong ngành dệt may. Cách tính Thread Count và giải thích ý nghĩa của các con số trong Thread Count. Sự khác biệt giữa Thread Count và GSM và tại sao cả hai đều quan trọng trong ngành dệt may. Tác động của Thread Count đến chất lượng sản phẩm và lựa chọn Thread Count phù hợp.

Xem thêm...
×