Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Văn mẫu 7 Cánh diều


Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian đã gợi cho ta bài học về: cần có chính kiến. Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của tác phẩm Đẽo cày giữa đường Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống Phân tích câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người Phân tích câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động, con người, xã hội mà em ấn tượng Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi. Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” Nêu cảm nhận về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường Hãy đóng vai người thợ mộc, viết đoạn văn kể lại câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng - Cánh diều Nêu suy nghĩ của em về nhân vật chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì? Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu, trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng

Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian đã gợi cho ta bài học về: cần có chính kiến. Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian gợi cho ta vấn đề: cần có chính kiến

Cuộn nhanh đến câu

Dàn ý

1. Mở bài

Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian gợi cho ta vấn đề: cần có chính kiến

2. Thân bài

- Xác định vấn đề: Đọc câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường, chúng ta thấy người nông dân trong truyện là người không có chính kiến. Ban đầu anh ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ là mẩu gỗ bé xíu. Câu chuyện ngắn nhưng bài học cuộc sống gợi ra cho mỗi người lại vô cùng ý nghĩa: mỗi người cần có chính kiến, quan điểm của mình, không “gió chiều nào theo chiều ấy”…

- Giải thích vấn đề: Chính kiến là quan điểm, là lập trường, ý kiến riêng của mỗi người khi đánh giá, nhận xét về một sự việc, hiện tượng, con người nào đó. Trong cuộc sống, mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài.

- Bàn luận về ý nghĩa của vấn đề:

+ Người có chính kiến là người có lập trường riêng, không dễ bị dao hay bị ảnh hưởng bởi lời nói, hành động của người khác. Và ngược lại, người không có chính kiến riêng sẽ dễ dàng bị cuốn theo những lời nhận xét đánh giá, hay tự làm bản thân bị căng thẳng, rối bời.

+ Chính kiến hay việc giữ vững lập trường chính là một điều vô cùng quan trọng, là điểm tựa để ta thực hiện những dự định, ước mơ, nó giúp ta có một tinh thần minh mẫn và tinh táo, không bị áp lực khi lúc nào, làm việc gì cũng phải suy nghĩ xem người khác nghĩ gì về mình, về việc.

- Bàn luận mở rộng vấn đề:

+ Cần phân biệt: Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại

+ Phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mỗi người khi đánh giá về một sự vật, hiện tượng, con người nào đó.

+ Làm thế nào để không bị rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”?: Lên kế hoạch cụ thể, nghe nhận xét có chọn lọc, quyết tâm hành động để đạt được mục tiêu

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề


Bài làm 1

Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian gợi cho ta vấn đề: cần có chính kiến. Đọc câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường, chúng ta thấy người nông dân trong truyện là người không có chính kiến. Ban đầu anh ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ là mẩu gỗ bé xíu. Câu chuyện ngắn nhưng bài học cuộc sống gợi ra cho mỗi người lại vô cùng ý nghĩa: mỗi người cần có chính kiến, quan điểm của mình, không “gió chiều nào theo chiều ấy”… Chính kiến là quan điểm, là lập trường, ý kiến riêng của mỗi người khi đánh giá, nhận xét về một sự việc, hiện tượng, con người nào đó. Trong cuộc sống, mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài. Người có chính kiến là người có lập trường riêng, không dễ bị dao hay bị ảnh hưởng bởi lời nói, hành động của người khác. Và ngược lại, người không có chính kiến riêng sẽ dễ dàng bị cuốn theo những lời nhận xét đánh giá, hay tự làm bản thân bị căng thẳng, rối bời. Chính kiến hay việc giữ vững lập trường chính là một điều vô cùng quan trọng, là điểm tựa để ta thực hiện những dự định, ước mơ, nó giúp ta có một tinh thần minh mẫn và tinh táo, không bị áp lực khi lúc nào, làm việc gì cũng phải suy nghĩ xem người khác nghĩ gì về mình, về việc. Chúng ta cần giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Đồng thời cần phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến. Như vậy, cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mỗi người khi đánh giá về một sự vật, hiện tượng, con người nào đó.


Bài làm 2

      Người xưa từng có câu: “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Câu ca dao gợi cho ta nhiều ngẫm về chính kiến của bản thân trước tác động của thế giới bên ngoài. Lập trường của mỗi người khi giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vấn đề chính kiến đã được gợi ra từ câu chuyện cổ dân gian Đẽo cày giữa đường.

     Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu ông ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình những vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười.

Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình. Đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên giao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cẫn nhắc, có suy nghĩ đúng đắn. Lòng tốt của mọi người là đáng quý nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp. Vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình.

Người có chính kiến là người có lập trường riêng, không dễ bị dao động hay bị ảnh hưởng bởi lời nói, hành động của người khác. Và ngược lại, người không có chính kiến riêng sẽ dễ dàng bị cuốn theo những lời nhận xét đánh giá, hay tự làm bản thân bị căng thẳng, rối bời.

Chính kiến hay việc giữ vững lập trường chính là một điều vô cùng quan trọng, là điểm tựa để ta thực hiện những dự định, ước mơ, nó giúp ta luôn có một tinh thần minh mẫn và tỉnh táo, không bị áp lực khi lúc nào, làm việc gì cũng phải suy nghĩ xem người khác nghĩ gì về mình, về việc làm của mình. Trong mỗi vấn đề, mỗi người đều có những suy nghĩ, những nhận định riêng bởi vì họ có những góc nhìn khác nhau về những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Chính vì vậy mà chính kiến của bản thân trước những tác động của thế giới bên ngoài là rất cần thiết.

Chúng ta cần phải phân biệt giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Đồng thời, phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến trong cuộc sống.

Mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mỗi người khi đánh giá về một sự vật, hiện tượng, con người nào đó. Vậy làm thế nào để không bị rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”.

Thứ nhất: Lên kế hoạch cụ thể: Kế hoạch này sẽ giúp bạn xác định được mục tiêu của mình là gì, các bước đi để đến mục tiêu là gì. Như vậy bạn sẽ xác định được hướng đi một cách cụ thể, để không bị chệch hướng khỏi mục tiêu ban đầu của mình.

Thứ hai: Nghe nhận xét có chọn lọc: Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chỉ phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.

Thứ ba: Quyết tâm hành động để đạt được mục tiêu: Kế hoạch hay ý kiến thì cũng chỉ là những bản phác thảo trong đầu, cái chúng ta cần để hoàn thành công việc là làm việc. Luôn tâm niệm dù thế nào đi chăng nữa ta cũng phải làm ra một cái “cày” của riêng ta. Chỉ cần ta giữ vững được lập trường cộng thêm vốn tri thức và bản lĩnh ta chắc chắn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng.

Như vậy, chúng ta dù ta đang đi học, đi làm hay ở bất cứ vị trí nào trong xã hội thì bản thân mỗi người đều phải có lập trường vững vàng, và hãy biết tiếp thu những ý kiến của người khác một cách thông minh, sử dụng trí tuệ để phân biệt rõ đúng sai mà điều chỉnh cho phù hợp.


Bài mẫu 3

Câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” là một bài học sâu sắc về tầm quan trọng của việc giữ vững chính kiến trong cuộc sống. Qua hình ảnh người thợ mộc liên tục sửa đổi những chiếc cày theo ý kiến của người qua đường, tác giả dân gian phê phán thái độ thiếu quyết đoán, dễ bị tác động bởi người khác, dẫn đến thất bại.

Trong cuộc sống, có chính kiến nghĩa là biết suy nghĩ độc lập, đánh giá vấn đề một cách sáng suốt và đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh. Chính kiến không chỉ giúp ta tránh khỏi những lời khuyên sai lầm mà còn thể hiện sự trưởng thành và tự tin của bản thân. Một người thiếu chính kiến dễ bị lôi kéo, đánh mất phương hướng, hoặc thậm chí hủy hoại những thành quả đã nỗ lực tạo dựng.

Tuy nhiên, có chính kiến không có nghĩa là bảo thủ hay phớt lờ ý kiến của người khác. Trước khi đưa ra quyết định, ta cần biết lắng nghe, chọn lọc và đánh giá thông tin một cách cẩn thận. Điều quan trọng là giữ vững lập trường khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, không bị lung lay bởi những ý kiến không phù hợp.

Nhìn rộng hơn, bài học này còn áp dụng trong nhiều khía cạnh của đời sống hiện đại. Khi đối mặt với áp lực từ dư luận, xã hội hoặc mạng xã hội, việc giữ vững quan điểm cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Người có chính kiến không chỉ tự bảo vệ được mình mà còn tạo dựng được niềm tin và sự tôn trọng từ người khác.

Qua câu chuyện, tôi nhận ra rằng, để đạt được thành công và hạnh phúc, mỗi người cần học cách rèn luyện tư duy độc lập, giữ vững chính kiến nhưng cũng không quên thái độ cởi mở, cầu tiến. Đây chính là yếu tố giúp ta vượt qua những thách thức và khẳng định giá trị bản thân trong cuộc đời.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về Bảo mật - Định nghĩa và tầm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bảo mật là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nó nhằm bảo vệ thông tin và tài nguyên quan trọng khỏi mọi đe dọa và tác động không mong muốn. Bảo mật đảm bảo tính toàn vẹn, sẵn sàng và bảo mật của hệ thống thông tin, giới hạn quyền truy cập thông tin chỉ cho những người được ủy quyền và ngăn chặn bất kỳ cá nhân hay tổ chức không đủ quyền truy cập. Bảo mật trong lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm nhiều biện pháp bảo mật như sử dụng mật khẩu mạnh, mã hóa dữ liệu và giáo dục người dùng về các nguy cơ bảo mật. Các mối đe dọa đến Bảo mật - Liệt kê các mối đe dọa đến Bảo mật, bao gồm các cuộc tấn công, virus máy tính, tội phạm mạng và các hình thức lừa đảo trên mạng. Phương pháp Bảo mật - Tổng quan về các phương pháp Bảo mật, bao gồm mật mã học, chứng thực và ủy quyền, và kiểm soát truy cập. Các kỹ thuật Bảo mật - Mô tả chi tiết các kỹ thuật Bảo mật, bao gồm mã hóa dữ liệu, chữ ký số, mạng riêng ảo (VPN), và tường lửa (firewall). Thực hành Bảo mật - Hướng dẫn cách thực hành Bảo mật, bao gồm cách bảo vệ thông tin cá nhân, phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công, và xử lý các sự cố Bảo mật.

Khái niệm về riêng tư - Định nghĩa và tầm quan trọng của nó đối với cá nhân và xã hội. Quyền kiểm soát thông tin cá nhân, quyền không bị xâm phạm riêng tư và quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nguyên tắc bảo vệ riêng tư bao gồm sự minh bạch, sự rõ ràng, sự chính xác, sự an toàn và sự đáng tin cậy. Thách thức về riêng tư bao gồm việc thu thập dữ liệu, quản lý dữ liệu và tấn công mạng. Các ứng dụng và công cụ để bảo vệ riêng tư bao gồm trình duyệt web, phần mềm chặn quảng cáo và mã hoá dữ liệu.

Khái niệm ứng dụng được tải từ các nguồn khác

Khái niệm về phân tích dữ liệu và vai trò của nó trong công việc và quản lý dữ liệu. Phân tích dữ liệu là quá trình tìm hiểu, xử lý và tạo ra thông tin hữu ích từ dữ liệu có sẵn.

Giới thiệu về Ubuntu - Tổng quan về hệ điều hành Ubuntu, lịch sử phát triển và sự phổ biến hiện nay.

Giới thiệu về Debian: Tổng quan về hệ điều hành Debian, lịch sử, mục tiêu phát triển và phạm vi sử dụng. Cài đặt Debian: Hướng dẫn cài đặt Debian trên máy tính, bao gồm các bước cài đặt và yêu cầu hệ thống. Các tính năng của Debian: Mô tả các tính năng nổi bật của Debian, bao gồm hệ thống quản lý gói, cộng đồng phát triển và phiên bản hỗ trợ lâu dài. Cấu trúc hệ thống Debian: Tổng quan về cấu trúc hệ thống Debian, bao gồm các thư mục chính và vai trò của chúng trong hệ thống. Quản lý gói và phần mềm trên Debian: Hướng dẫn quản lý gói và phần mềm trên Debian, bao gồm cài đặt, cập nhật và gỡ bỏ phần mềm.

Fedora: Bản phân phối Linux miễn phí và mã nguồn mở, cung cấp môi trường làm việc ổn định và an toàn. Hỗ trợ nhiều phần cứng và phần mềm, với các công cụ và ứng dụng tiên tiến.

Giới thiệu về CentOS - Hệ điều hành mã nguồn mở, lịch sử phát triển và tầm quan trọng trong cộng đồng nguồn mở. Cài đặt và cấu trúc file, lệnh cơ bản, cũng như hướng dẫn cài đặt và cấu hình phần mềm trên CentOS.

Công cụ quản lý thư viện mã nguồn mở - định nghĩa và vai trò

Phụ thuộc ứng dụng JavaScript và các thư viện phổ biến

Xem thêm...
×